07/05/2020
Cập nhập tin tức và đánh giá mới nhất của học giả quốc tế về tình hình Biển Đông ngày 6/5.
Tình hình nổi bật
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, trong họp báo ngày 5/5 đã lên án việc Trung Quốc đang tiếp tục có hành vi hung hăng trên Biển Đông. Để đáp trả, Hải quân Mỹ đã thực hiện các hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông "nhằm gửi thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh là Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải và tự do thương mại cho tất cả các quốc gia bất kể lớn nhỏ".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, ngày 4/5, trong trao đổi trực tuyến với Viện Brookings đã cáo buộc Trung Quốc có “các hành động hung hăng, vượt ra ngoài chuẩn mực của các quy định quốc tế để yêu sách các vùng lãnh thổ hoặc không gian vốn không thuộc về họ”, lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19 để thúc đẩy lợi ích ở Biển Đông. Theo ông, để đối phó, Mỹ đã có nhiều động thái khó đoán hơn.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, ngày 6/5 tại cuộc họp báo trực tuyến nói rằng Indonesia bày tỏ lo ngại về tình hình hiện tại ở Biển Đông. Đồng thời, Indonesia kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, kiềm chế và không thực hiện các hành động có thể gây tổn hại cho lòng tin lẫn nhau.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Locsin, ngày 5/5 cho biết Philippines sẽ không giữ lại VFA nhưng sẽ có những phương án hợp tác khác (không chỉ là ad-hoc) để giữ Hiệp ước phòng thủ chung (MDT), bởi nếu không có MDT thì Philippines sẽ trở thành một quốc gia "nô lệ phương Đông".
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, ngày 29/4, trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã nói hai nước cần nghiêm túc thực hiện nhận thức chung quan trọng của Tổng Bí thư hai Đảng, tăng cường kết nối, đi sâu hợp tác, giải quyết thỏa đáng bất đồng, cùng nỗ lực duy trì ổn định tại “Nam Hải” (Biển Đông).
Bộ Quốc phòng Đài Loan (Trung Quốc), ngày 5/5, cho biết Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông nhưng chưa chính thức thông báo.
Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros, Philippines, ngày 22/4 kêu gọi Chính phủ Philippines đòi Trung Quốc bồi thường ít nhất 200 tỷ peso do gây thiệt hại môi trường ở biển Tây Philippines. Đại sứ quán Trung Quốc đã phản bác trong cùng ngày, cho rằng lời kêu gọi của bà Hontiveros là nhằm lợi ích chính trị ích kỷ.
Tàu khảo sát địa chất Trung Quốc HD08 hiện diện trong vùng biển của Malaysia bước sang ngày thứ 21 (tính đến ngày 6/5). Dữ liệu cho thấy từ 07:24 UTC ngày 5/5, tàu HD08 bắt đầu thay đổi lộ trình đi từ dọc sang ngang.
Góc nhìn Quốc tế
+ Trung Quốc:
Chuyên gia Trung Quốc Cary Hoang, ngày 6/5 nhận định chuyến thăm Mỹ năm 1979 của Đặng Tiểu Bình chấm dứt 30 năm thù địch Trung - Mỹ; việc Trump đòi Trung Quốc bồi thường Covid-19 đã chấm dứt 40 năm quan hệ ngoại giao bình thường giữa hai nước. Cary Hoang cho rằng hành động thù địch này của Trump có thể dẫn đến chiến tranh và đẩy lùi lịch sử quan hệ hai nước lại thời gian trước chuyến thăm Mỹ của Đặng Tiểu Bình.
Học giả Chen Xiangmiao, Viện nghiên cứu Nam Hải, Trung Quốc, ngày 30/4 nhận định Việt Nam đang tăng cường chiến dịch dân quân biển và gây nguy cơ tiềm tàng cho tương lai khu vực, cản trở tham vấn về COC và đi ngược lại xu hướng tách biệt giữa quân sự và dân sự.
+ Đông Nam Á:
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman, ngày 23/4 cho biết ông đã gửi thư cho Thủ tướng Muhyiddin Yassin hối thúc Chính quyền có hành động phù hợp đối phó với HD8 hoạt động trong EEZ của Malaysia. Nếu Malaysia không có hành động quyết đoán trong việc bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia theo UNCLOS thì sẽ bị coi là chấp nhận yêu sách của nước khác (Trung Quốc), gây hại đối với lợi ích chiến lược của đất nước.
+ Châu Âu - Mỹ:
Peter Dutton, học viện hải chiến Mỹ, ngày 6/5 bình luận về vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đang dự định thiết lập rằng nếu vùng này bao trùm Trường Sa thì sẽ vấp phải rất nhiều vấn đề chính trị và địa lý; nhưng nếu vùng này chỉ ở phía Bắc của Biển Đông thì không có gì đáng quan tâm.
TS. C.J.Jenner, Đại học Oxford, Anh, ngày 6/5 nhận định các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông đang khiến các nước khu vực ngày càng lo ngại, tuy nhiên đây lại là cơ hội để ASEAN củng cố sự gắn kết, phối hợp an ninh vì mục đích chiến lược chung.
Học giả Greg Poling, AMTI, Mỹ, ngày 6/5, bình luận về việc Cục Quản lý An toàn hàng hải Quảng Đông đặt bệ đỡ cho tàu tuần tra biển nặng 10,000 tấn, cho rằng sẽ không chỉ ở cấp độ quốc gia của Cảnh sát biển, mà các chính quyền địa phương cũng sẽ sớm có năng lực tự đóng và hạ thủy các tàu tuần tra cỡ lớn.
H I Sutton, chuyên gia phân tích quốc phòng, Mỹ, ngày 5/5 cho biết Trung Quốc sử dụng các đường hầm ngầm để che giấu các tàu ngầm và chỉ rõ một số vị trí đường hầm ngầm mà Trung Quốc đang sử dụng. Ông cho rằng phương pháp này hiện không chống được các cuộc tấn công từ tên lửa dẫn đường chính xác và bom phá boong-ke nhưng có thể bảo vệ các tàu ngầm khỏi các cuộc tấn công từ trên không, các ánh mắt soi mói và các cuộc tấn công hạt nhân không trực tiếp nhắm đến các căn cứ tàu ngầm.
Học giả Derek Grossman, viện RAND, Mỹ, ngày 1/5 nhận định quyết định chấm dứt VFA chưa phải là hồi kết và có khả năng sẽ mở đường cho việc trao đổi giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh các động thái gần đây của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc kết thúc VFA có thể đến từ chính Mỹ thay vì Philippines do quan điểm của Trump. Dù thế nào, số phận của VFA sẽ định hình quan hệ của liên minh ít nhất là trong phần còn lại của nhiệm kỳ Duterte vào 2022.
+ Các nước khác:
GS. Carlyle Thayer, Đại học New South Wales, Úc, ngày 6/5 nhận định rằng do chính sách “ba không”, khó có khả năng Việt Nam cho Mỹ thuê cảng quân sự Cam Ranh hoặc một số đảo tại Biển Đông về lâu dài như một cơ sở cung cấp nhiên liệu hay một điểm dừng chân. Mỹ cũng khó có khả năng sẽ thuê cảng Việt Nam vì Mỹ không cần có thêm một điểm dừng chân nữa ở giữa Singapore và Đài Loan; và các đảo ở Trường Sa cũng khó có khả năng trở thành điểm cung cấp đồn trú cho tàu chiến của Mỹ.
Anil Jai Singh, Phó chủ tịch Quỹ Biển Ấn Độ, ngày 5/5 nhận định Covid-19 là cơ hội vàng để Nhóm Bộ tứ (Quad) tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực an ninh phi truyền thống với nhóm nước tranh chấp biển với Trung Quốc, bắt đầu bằng những lĩnh vực dễ mang lại kết quả như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm hỏa, tìm kiếm cứu nạn, an ninh phi truyền thống. Các hoạt động này giúp tăng cường lợi ích chung và loại bỏ những bất đồng thông qua nhận thức chung về vấn đề an ninh cấp thiết.
Bản PDF tại đây
@Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao
"Bản tin ngày Nghiên cứu Biển Đông" được soạn thảo từ các tài liệu công khai nhằm tổng hợp thông tin giúp bạn đọc. Các thông tin trong Bản tin không phản ánh quan điểm của Viện Biển Đông. Ban biên tập không chịu trách nhiệm đối với sự thay đổi về nội dung của tin gốc cũng như đường dẫn kèm theo đến các tin gốc.
Mọi đóng góp ý xin gửi vào email: scsi@dav.edu.vn
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...