22/10/2020
Cập nhập tin tức và đánh giá mới nhất của học giả quốc tế về tình hình Biển Đông ngày 20/10.
Tình hình nổi bật
Hạm đội 7 Hải quân Mỹ ngày 19/10 thông báo tàu khu trục USS John S. McCain, tàu khu trục JS Kirisame (Nhật Bản) và tàu khu trục HMAS Arunta (Úc) đã tập trận chung trên Biển Đông. Các lực lượng tham gia huấn luyện và hoạt động chung nhằm gia tăng năng lực tập thể của các nước đồng minh, nhằm duy trì an ninh biển và tính sẵn sàng phản ứng trước các tình huống bất ngờ trong khu vực.
Cục Hải sự Dương Phổ (Trung Quốc) ngày 17/10 đăng cảnh báo hàng hải Quỳnh Châu số 0093 thông báo việc tập trận đạn thật tại vùng biển phía Tây đảo Hải Nam, cho biết từ 6h00 đến 19h00 ngày 18-19/10 tiến hành tập trận quân sự bắn đạn thật tại vùng biển được liên kết bởi 4 tọa độ 19-43.00N/108-54.00E, 19-51.50N/109-01.00E, 20-10.00N/108-47.33E, 19-53.00N/108-32.50E và cấm tàu thuyền đi vào.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 16/10 trả lời câu hỏi về việc Philippines chấm dứt lệnh cấm thăm dò dầu khí tại Biển Đông, cho rằng Trung Quốc và Philippines đã đạt được nhận thức chung về cùng khai thác tài nguyên dầu khí trên Biển Đông và xây dựng các cơ thế tham vấn có liên quan. Hy vọng và tin tưởng hai nước sẽ tiến về phía trước và thúc đẩy việc cùng khai thác không ngừng đạt được những tiến triển mới.
Góc nhìn Quốc tế
+ Châu Âu - Mỹ:
Học giả James Holmes (chuyên gia quân sự Đại học Hải chiến Mỹ) ngày 20/10 đánh giá tuyên bố của ông Tập khi tới thăm căn cứ Thủy quân lục chiến của PLA ở Quảng Đông. Ông cho rằng đối tượng chính mà ông Tập hướng đến là Đài Loan, rằng “họ không thể chiến thắng và chỉ chuốc lấy thất bại nếu cản trở ý chí của Bắc Kinh”; đồng thời tuyên bố cũng hướng tới Mỹ cùng các nước có khả năng thách thức các tham vọng của Trung Quốc. Đối với Mỹ, ông Tập dường như muốn Mỹ phải cân nhắc cái giá phải trả khi hỗ trợ Đài Loan, và Mỹ “sẽ tới hiện trường muộn, không thể hoàn thành mục tiêu hỗ trợ quân sự cho đảo”.
Bản PDF tại đây
@Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao
"Bản tin ngày Nghiên cứu Biển Đông" được soạn thảo từ các tài liệu công khai nhằm tổng hợp thông tin giúp bạn đọc. Các thông tin trong Bản tin không phản ánh quan điểm của Viện Biển Đông. Ban biên tập không chịu trách nhiệm đối với sự thay đổi về nội dung của tin gốc cũng như đường dẫn kèm theo đến các tin gốc.
Mọi đóng góp ý xin gửi vào email: scsi@dav.edu.vn
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...