17/09/2020
Cập nhập tin tức và đánh giá mới nhất của học giả quốc tế về tình hình Biển Đông ngày 16/9.
Tình hình nổi bật
An Kwang-il, nhà ngoại giao Triều Tiên, ngày 12/9 tại Diễn đàn ARF nói Triều Tiên coi vấn đề Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, các nước khác không nên can thiệp. Đối với vấn đề Biển Đông, ông kêu gọi các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại.
Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Đặng Tích Quân ngày 14/9 cho biết Trung Quốc và ASEAN sẽ tiếp tục kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do, các nhân tố bất ổn của cục diện Biển Đông hiện nay chủ yếu đến từ ngoài khu vực, đặc biệt là từ Mỹ với các hành động: (i) Tăng cường phái tàu chiến và máy bay đến khu vực Biển Đông dưới danh nghĩa tự do hàng hải, thông qua các hoạt động phô trương quân sự quy mô lớn, thậm chí công khai cho tàu chiến tiến vào lãnh hải nước khác… và đây mới thực sự là nhân tố “quân sự hóa Biển Đông”; (ii) Nhiều lần chỉ trích, đổ lỗi và làm mất uy tín của Trung Quốc, nắm bắt các cơ hội để khuấy động tình hình Biển Đông tại các tổ chức quốc tế; (iii) Công khai từ bỏ cam kết giữ lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông, phủ định chủ quyền và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell ngày 15/9 nhận định Biển Đông là minh chứng rõ nhất cho thấy Trung Quốc "nói không đi đôi với làm". Trung Quốc nói sẽ tuân thủ luật biển, cam kết sẽ không quân sự hóa, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhưng lại không thực hiện. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều ngôn từ hứa hẹn, chẳng hạn như "chúng ta sẽ làm việc và hợp tác cùng nhau" nhưng sau đó lại không làm những điều như vậy. Ngoài ra, ông nhấn mạnh Washington muốn ASEAN lựa chọn bảo vệ lợi ích chủ quyền của mình chứ không phải chọn phe.
Theo CNN Philippines ngày 15/9, trên Twitter cá nhân, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. khẳng định sẽ thúc đẩy hoàn thành dự thảo thứ 2 của COC trước khi trao quyền điều phối viên cho Myanmar. ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất sẽ có 3 lần đọc dự thảo COC. Trong một phiên họp tối 9/9, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết đàm phán COC, vốn bị hoãn lại vì dịch Covid-19, sẽ “nối lại theo hình thức trực tiếp, muộn nhất là tháng 11/2020”.
Cơ quan an ninh hàng hải (Bakamla) Indonesia, ngày 15/9 tuyên bố tiếp tục duy trì hoạt động tuần tra tại khu vực Biển Bắc Natuna, nơi tàu CCG 5204 của Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng EEZ của Indonesia, để tiếp tục khẳng định nhất quán tuyên bố chủ quyền của Indonesia đối với vùng biển này.
Góc nhìn Quốc tế
+ Trung Quốc:
Báo Sohu, TrungQuốc, ngày 15/9 có bài viết cho rằng cục diện Biển Đông đang hỗn loạn, ASEAN nên lựa chọn Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa đa phương. Bài viết nhận định với nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, tình hình Biển Đông hòa bình và ổn định, Trung Quốc và các nước ASEAN cam kết thực hiện toàn diện và hiệu quả DOC, duy trì đối thoại chặt chẽ trong việc thúc đẩy COC.
Tờ Thời báo hoàn cầu, Trung Quốc, ngày 15/9 nhận định Mỹ đang cố gắng biến Mekong thành một chiến trường chống Trung Quốc giống Biển Đông. Bài viết phủ định những lời “vu khống” của Pompeo rằng Trung Quốc “kiểm soát dòng chảy một cách không minh bạch”, lấy dẫn chứng các chuyên gia từ Mỹ, Anh và cả các nước thuộc lưu vực song Mekong tham gia hội thảo trực tuyến ngày 14/7 về sông Mekong đều nhất trí các hồ chứa nước dọc song giúp giảm hạn hán ở hạ lưu. Bi Shihong, giáo sư Đại học Vân Nam cho biết các cáo buộc của Mỹ xuất phát từ động cơ chính trị, thể hiện Mỹ đang “tuyệt vọng tìm kiếm một chương trình nghị sự mới nhằm đàn áp Trung Quốc”.
Bản PDF tại đây
@Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao
"Bản tin ngày Nghiên cứu Biển Đông" được soạn thảo từ các tài liệu công khai nhằm tổng hợp thông tin giúp bạn đọc. Các thông tin trong Bản tin không phản ánh quan điểm của Viện Biển Đông. Ban biên tập không chịu trách nhiệm đối với sự thay đổi về nội dung của tin gốc cũng như đường dẫn kèm theo đến các tin gốc.
Mọi đóng góp ý xin gửi vào email: scsi@dav.edu.vn
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...