Tình hình nổi bật

Ngày 14/07/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ra tuyên bố ủng hộ Lập trường của Mỹ về các yêu sách biển trên Biển Đông. Theo đó, (i) Philippines hoàn toàn đồng ý với lập trường của cộng đồng quốc tế rằng cần phải có một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông; (ii) Kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Phán quyết của Tòa Trọng tài và tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) mà Trung Quốc là một bên ký kết; (iii) Philippines sẽ "tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện Bộ Quy tắc Ứng xử thực chất ở Biển Đông để giải quyết tranh chấp và ngăn chặn leo thang căng thẳng trong khu vực".

Cục Hải sự Quảng Đông ngày 9/7 và 13/7 ra Cảnh báo Hàng hải số 0138 và 0140 cho biết (i) từ ngày 10/7 đến 10/9, tàu Nam Hải 503 tiến hành tác nghiệp thăm dò địa chất tại vùng biển có các tọa độ sau: (1) 21-39-59.4N  116-14-34.6E; (2) 21-42-06.6N  116-18-36.1E; (3) 21-42-06.9N  116-19-45.7E; (4) 21-38-15.6N  116-20-04.4E; (5) 21-36-11.6N  116-19-22.1E; (6) 21-37-50.3N  116-13-50.7E. (ii) Từ ngày 13/7 đến 13/9, giàn khoan “SINOOCEAN AUSPICIOUS” tiến hành tác nghiệp khoan giếng trong bán kính 1 hải  lý có tâm là tọa độ 20-51-57.36N 114-42-37.04E (xem hình dưới).

Cục Hải sự Tam Á ngày 14/7 ra Thông báo Hàng hải số 0063 cho biết từ 0h ngày 16/7 đến 24h ngày 18/7, tàu Nam Hải 222 kéo giàn khoan “Thăm dò 03” từ tọa độ 18-10.53N 109-25.20E đến tọa độ 18-39.16N 107-40.16E, cáp kéo dài 500m, tốc độ 4-5 knot, trong quá trình di chuyển sẽ đi qua tọa độ 18-11.04N 108-50.75E và 18-40.44N 107-46.42E (xem hình dưới).

 

Nguồn ảnh: Nghiên cứu Biển Đông

Tờ The Australian ngày 14/7 đưa tin, trái với nhận định của nhiều chuyên gia, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne không phát biểu gì về Tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo. Ông cũng bày tỏ quan điểm xuyên suốt và lâu dài của Úc là tất cả các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông nên được đưa ra và giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Theo nguồn tin của Anirban Bhaumik, Phóng viên tờ Decan Herald, (Ấn Độ) ngày 14/7, cuối tuần này Ấn Độ có thể chính thức đưa ra tuyên bố và kêu gọi Trung Quốc cùng các quốc gia láng giềng biển giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và kiềm chế các hành động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực. Ấn Độ không phản ứng ngay với Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo về vấn đề Biển Đông là vì chính quyền Modi muốn thận trọng, đảm bảo tiến trình rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau đụng độ dọc biên giới được diễn ra suôn sẻ .

Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan ngày 14/7 phản ứng lại với Tuyên bố của Mỹ về vấn đề Biển Đông rằng, vấn đề Biển Đông không nên được sử dụng như một “công cụ chiến lược” của các cường quốc bên ngoài để kiềm chế Trung Quốc và các thế lực bên ngoài không nên trở thành “nguyên nhân của việc phá vỡ hòa bình ổn định của khu vực”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 15/7 cho rằng phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ bộc lộ “ý đồ khuấy động tình hình Biển Đông” nhằm chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc và các nước khu vực. Phát ngôn của ông Pompeo là “không thiện chí”, sử dụng “luật rừng”. Mỹ là quốc gia phát triển nhất và siêu cường duy nhất trên thế giới hiện nay nhưng hay đe dọa trừng phạt các nước. Khẳng định Trung Quốc không sợ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Đặng Tích Quân ngày 15/7 trả lời báo chí về tuyên bố của Mỹ về vấn đề Biển Đông và tiến trình đàm phán COC, nhắc lại phản ứng của Bộ Ngoại giao về tuyên bố ngày 14/7 và cho rằng: (i) Trung Quốc không chấp nhận việc Mỹ “lợi dụng Phán quyết của Tòa Trọng tài để phục vụ cho mục đích chính trị”; (ii) Tuyên bố của Mỹ là “sự lạm dụng luật biển quốc tế” và cân nhắc các nước “đề cao cảnh giác”. Về đàm phán COC, (i) Trung Quốc và ASEAN kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng con đường “2 kênh”, khẳng định tuy dịch bệnh đã làm chậm quá trình đàm phán nhưng các nước đã sớm đạt được nhận thức chung, kiên định đạt được mục tiêu này mà không “chịu sự phá hoại từ các thế lực bên ngoài”; (ii) Trung Quốc cùng ASEAN sẽ sớm khởi động lại tiến trình đàm phán và tích cực tìm kiếm thêm các giải pháp hợp tác trên biển.

Trả lời câu hỏi của Phóng viên KCNA về Tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo đối với vấn đề Biển Đông, ngày 15/7, NPN BNG Triều Tiên cho rằng: (i) Tuyên bố của ông Pompeo là hành động “hết sức nham hiểm”. (ii) Ông Pompeo đã xúc phạm nặng nề Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bằng việc coi truyền thông Trung Quốc là bộ máy tuyên truyền cho ĐCSTQ; đổ lỗi đại dịch COVID 19 do ĐCSTQ gây ra và 5G là công cụ của ĐCSTQ (iii) “Bôi nhọ niềm tin” và “uy tín quốc tế” của ĐCSTQ; (iii) “Bao vây và ngăn chặn Trung Quốc”. Triều Tiên “cực lực phê phán” những tuyên bố “hết sức nguy hại của ông Pompeo chống lại Trung Quốc”, cho rằng ông Pompeo không nên “làm rối loạn dư luận” và không nên đưa ra những “tuyên bố vô lý” để can thiệp vào công việc của nước khác.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin ngày 15/7 trả lời báo chí sau phiên họp Quốc hội Malaysia khẳng định: (i) Malaysia sẽ không thoả hiệp với vấn đề chủ quyền ở Biển Đông; (ii) Malaysia cần tiếp tục giải quyết yêu sách chồng lấn với các nước láng giềng; (iii) Mỹ và Trung Quốc cần tìm cách giải quyết vấn đề cạnh tranh địa chính trị giữa hai nước; (iv) Các nước ASEAN cần có chung quan điểm rằng phô trương quân sự không giúp gì cho việc giải quyết căng thẳng ở Biển Đông, và đây là cách để ASEAN đối phó với Trung Quốc và Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia ngày 16/7 ra Tuyên bố đối với Lập trường của Mỹ về yêu sách ở Biển Đông và phản hồi của Trung Quốc, khẳng định (i) Malaysia duy trì lập trường rằng tất cả các bên phải cộng tác với nhau để bảo đảm hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Malaysia sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc bảo đảm Biển Đông là vùng biển hoà bình và thương mại; (ii) Các vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết hoà bình dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982; (iii) Malaysia mong muốn tiếp tục thảo luận ký kết một COC hiệu quả và thực chất, bao hàm các thành tố phản ánh quyền và lợi ích của tất cả các bên; (iv) Malaysia luôn kiên định lập trường và cam kết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông, khẳng định lợi ích quốc gia là tối thượng.

Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 16/7 phát biểu Úc tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Tự do Hàng hải ở Biển Đông; (ii) Tiếp tục lập trường ủng hộ rất nhất quán của Úc đối với lập trường của Mỹ về Biển Đông; (iii) Nhấn mạnh sẽ ủng hộ lập trường đó bằng hành động, ý tưởng và tuyên bố theo cách riêng của Úc.

Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim ngày 16/7 kêu gọi hợp tác Mỹ-Philippines trong bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng biển của Philippines sau khi Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Hợp tác Mỹ-Philippines trong xây dựng một khuôn khổ biển bền vững sẽ vừa giúp đảm bảo hệ thống đa dạng sinh học phong phú và không thể thay thế của biển cả, vừa giúp thế hệ tương lai của Philippines hưởng lợi từ nguồn tài nguyên này. Khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh, đối tác và bạn bè Philippines để bảo tồn hệ thống đa dạng sinh học biển trù phú vốn vẫn luôn là nguồn tài nguyên đặc trưng của quốc đảo Philippines.

Ngày 16/7, Chủ tịch Tập Cận Bình đã điện đàm với Thủ tướng Singapore. Một số nhà quan sát mô tả cuộc điện đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Hiển Long là cuộc gọi chúc mừng hậu bầu cử thông thường. Tuy nhiên, Dylan Loh, Chuyên gia Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho rằng nhiều khả năng cuộc điện đàm có những dụng ý sâu xa hơn trong bối cảnh bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về đại dịch và căng thẳng hàng hải ngày càng tăng cao.

The Fox News ngày 16/7 nhận định lần đầu tiên Mỹ đưa ra điều chỉnh chính sách chính thức chỉ trích các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, mở ra cơ sở pháp lý cho các phản ứng quân sự của Mỹ.  Zack Cooper (Viện Doanh nghiệp Mỹ) và Craig Singleton (Foundation for the Defense of Democracies, Mỹ) cho rằng việc Mỹ làm rõ chính sách mở đường cho các động thái sắp tới của Mỹ về trừng phạt các hành động của Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến can thiệp khai thác dầu khí và nguồn cá của các nước yêu sách trong khu vực. Mặc dù căng thẳng sẽ gia tăng, chiến tranh hay xung đột quân sự khó có thể  xảy ra vào thời điểm này.

Góc nhìn Quốc tế

+Châu Âu-Mỹ:

Học giả Greg Poling, CSIS, ngày 14/7 nhận định tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo giúp làm rõ lập trường của Mỹ và tạo tiền đ cho những phản ứng mạnh mẽ đối với Trung Quốc Biển Đông. Theo đó, (i) Mỹ giữ nguyên lập trường trung lập về tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, nhưng công khai lập trường về tranh chấp vùng biển và quyền khu vực đáy biển; (ii) Mỹ lần đầu công khai các hành động của Trung Quốc Biển Đông là “bất hợp pháp”; (iii) Riêng tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo không có nhiều ảnh hưởng, tuy nhiên mở đầu cho chiến lược dài hơi áp đặt cái giá phải trả đối với hành độngphạm phápcủa Trung Quốc cả trên phương diện ngoại giao và kinh tế; (iv) Động thái mới đây của Mỹ có thể khiến căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng trong ngắn hạn. Trong dài hạn, một chiến lược tổng thể kết hợp gây sức ép với Bắc Kinh và xây dựng một liên minh quốc tế hỗ trợ các nước Đông Nam Á của Mỹ có thể buộc Trung Quốc phải điều chỉnh hành xử, tiến tới giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông.

Christian Le Miere (Cơ quan Tư vấn Chiến lược Arcipel) ngày 16/7 nhận định với tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, Mỹ đã chọn bên trong vấn đ Biển Đông. Dù ngôn từ của tuyên bố khéo léo không thể hiện lập trường trong vấn đ lãnh thổ, tuyên bố của Mỹ rõ ràng nhằm phản đối các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Thời gian tới, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục đấu khẩu, trừng phạt lẫn nhau, hoặc so kè sức mạnh quân sự trên thực địa.

+Trung Quốc:

Học giả Hử Lợi Bình (Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc) ngày 14/7 cho biết, Trung Quốc đang cùng các nước ASEAN đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC khi Việt Nam là Chủ tịch luân phiên trong năm nay. Việc Mỹ can thiệp vào tình hìnhBiển Đông lúc này, “cố ý chọn bêntrong vấn đ Biển Đông là “nhằm muốn các nước cắt đứt, thoát ly và đối đầu với Trung Quốc”. Ngoài ra, Mỹ mượn cớ dịch bệnhcó tác động lớn đến kinh tế đ gia tăng nguy cơ an ninh đối với Trung Quốctừ đó thuận tiện hơn cho việc buôn bán vũ khí.

Học giả Zhu Fengại học Nam Kinh) ngày 15/7 trong bài viếtChính sách Biển Đông của Mỹ xuất hiện sự thay đổi nguy hiểm”, cho rằng: (1) Biển Đông đã và sẽ trở thành công cụ đ Mỹ kìm hãm và chèn ép Trung Quốc; (2) Cục diện Biển Đông sẽ ngày càng bất ổn và nguy hiểm vì: (i) Lập trường của Mỹ đã chuyển từ trung lập sang đối đầu, (ii) Mỹ sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực này, (iii) Tuyên bố cho thấy vị trí của Mỹ trong tương lai tại tranh chấp Biển Đông dần chuyển từ hậu phương sang tiền tuyến và kích động các nước; (3) Trung Quốc cần phải có con mắt chiến lược đ ứng phó với sự khiêu khích của Mỹ.

+ Các nước khác:

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Suga Yoshihide ngày 14/7 khẳng định Nhật Bản phản đối bất cứ hành động nào làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời hoan nghênh tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ về lập trường của Washington đối với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Học giả Bradley Wood, Đại học Quốc gia Úc, ngày 15/7 nhận định bài phát biểu ngày 16/6 của Ngoại trưởng Úc là một tín hiệu ngầm rằng Úc sẵn sàng dẫn dắt Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà không cần có Mỹ. Úc muốn đem lại cho khu vực một tầm nhìn lãnh đạo về thúc đẩy bảo vệ hệ thống đa phương mà không có Mỹ và đối mặt với chủ nghĩa xét lại từ Trung Quốc. Tầm nhìn này phản ánh sự lãnh đạo tập thể bởi các cường quốc nhỏ và vừa đóng vai trò là người bảo vệ cho trật tự dựa trên luật lệ.  Ý tưởng này còn phụ thuộc các cường quốc.

GS. Yoichiro Sato, Đại học Ritsumekan, Nhật Bản ngày 15/7 chỉ ra tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về Biển Đông vào ngày 13/7 chưa hoàn toàn làm sáng tỏ một số điểm trong chính sách của Mỹ. Điểm khác biệt rõ nhất của tuyên bố này so với những tuyên bố khác là Ngoại trưởng đã nhắc tới các thực thể tranh chấp cụ thể tại Biển Đông và cho thấy giới hạn đỏ của Mỹ và Philippines (nếu có hành động tôn tạo hay quân sự hóa ở Scarborough thì Mỹ sẽ kích hoạt Hiệp ước Phòng thủ Mỹ - Philippines).  Tuy nhiên, việc không đề cập hết các thực thể trong tuyên bố đã cho thấy giới hạn ủng hộ của Mỹ (Mỹ không bày tỏ rõ ràng quan điểm về Thị Tứ do Philippines và Việt Nam đang có tranh chấp). 

Học giả Bill Hayton, Chatham House, ngày 15/7 đánh giá Ngoại trưởng Mỹ có tuyên bố mạnh mẽ, khẳng định cam kết đứng về phía luật pháp, tuy nhiên hành động tiếp theo của Mỹ sẽ gặp khó khăn. Tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo là bước tiến khi khẳng định Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hoặc yêu sách biển hợp pháp Bãi cạn James; Bãi cạn Scarborough và không thực thể nào ở Trường Sa được coi là đảo đúng nghĩa theo Phán quyết; đồng thời bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối vùng biển ở Bãi Tư Chính (Việt Nam), Bãi Luconia (Malaysia), vùng nước trong EEZ của Brunei và biển Natuna Besar (Indonesia). Tuyên bố ngày 13/7 khẳng định Mỹ không phải bên ngoài cuộc ở Biển Đông, chỉ quan tâm tới tự do lưu thông hay cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, mà đóng vai trò là người ủng hộ quyền lợi hợp pháp của các quốc gia Đông Nam Á theo quy định của luật pháp quốc tế, gồm UNCLOS 1982. Mỹ khẳng định đứng về “lẽ phải” (luật pháp) tuy nhiên cần có sức mạnh để đảm bảo. Hiện Trung Quốc dường như coi việc bảo vệ yêu sách lãnh thổ là vấn đề mang tính sống còn. Việc sử dụng sức mạnh để bảo vệ quyền lợi chính đáng nhưng không vượt qua làn ranh chiến tranh thực sự là thách thức đối với Mỹ và các nước bạn bè, đối tác, đồng minh ở Đông Nam Á.

Học giả Bill Hayton (Anh) ngày 15/7 tiết lộ có nguồn tin cho biết Việt Nam đã đồng ý trả khoảng một tỷ đô la cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của UAE sau khi hủy các dự án trên Biển Đông vì áp lực từ Trung Quốc. Phát ngôn viên của Repsol không bình luận gì về việc này, tuy nhiên phân tích báo cáo tài chính của công ty cho thấy có một khoản tiền rất lớn có liên quan. Tin này được đưa ra trong bối cảnh Rosneft, Công ty năng lượng Nga, đã bị buộc phải tạm dừng kế hoạch khoan ngoài khơi, được cho là vì chịu áp lực từ phía Trung Quốc.

TS. Lê Thu Hương, Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược, Úc ngày 16/7 cho rằng Chính phủ Úc có thể sẽ ủng hộ Washington sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ bác bỏ phần lớn các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông. Mỹ thích được các nước láng giềng và đồng minh ủng hộ. Hơn nữa, việc ủng hộ Mỹ cũng phù hợp với lập trường của Úc trong phản đối các yêu sách của Trung Quốc.

Bản PDF tại đây

@Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao

"Bản tin ngày Nghiên cứu Biển Đông" được soạn thảo từ các tài liệu công khai nhằm tổng hợp thông tin giúp bạn đọc. Các thông tin trong Bản tin không phản ánh quan điểm của Viện Biển Đông. Ban biên tập không chịu trách nhiệm đối với sự thay đổi về nội dung của tin gốc cũng như đường dẫn kèm theo đến các tin gốc.

Mọi đóng góp ý xin gửi vào email: scsi@dav.edu.vn