08/11/2012
Tự kiềm chế và tìm kiếm đồng thuận, trong khi gác lại khác biệt là bước đi khôn ngoan hiện nay để giải quyết vấn đề Biển Đông trong khi tham vấn, đối thoại và hợp tác thực tế là cách duy nhất để tiến tới giải pháp hoàn toàn cho vùng biển này.
Gần đây, một số phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin rằng TQ ngày càng trở nên “hiếu chiến” tại Biển Đông và tuyên bố sai lệch rằng TQ thực hiện hành động khiêu khích làm căng thẳng leo thang tại vùng biển này, đồng thời đổ lỗi cho TQ vì sự bất ổn tại khu vực. Những cáo buộc này đã đi ngược thực tế bởi khi tranh chấp diễn ra tại Biển Đông, một số nước liên quan trực tiếp đã thường xuyên có hành động khiêu khích, trong khi một số bên không liên quan tiếp tục xúi giục các nước khác tham gia tranh chấp để quốc tế hóa và đa phương hóa vấn đề này.
(1) Ai châm ngòi cho căng thẳng gia tăng tại biển Đông? Kể từ 2009, những căng thẳng về vấn đề Biển Đông ngày càng gia tăng, liên quan tới ảnh hưởng của các yếu tố an ninh truyền thống và phi truyền thống và cũng là kết quả của sự tác động qua lại giữa các cường quốc trong và ngoài khu vực. Đặc biệt sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ vào châu Á đã châm ngòi cho việc tái xây dựng cấu trúc địa chính trị hậu chiến tranh Lạnh tại ĐNÁ.
Lợi dụng tình hình này, một số nước liên quan trực tiếp đã chủ động củng cố tuyên bố chủ quyền, cố đẩy mạnh đa phương hóa và quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông với sự trợ giúp của các cường quốc bên ngoài. Hơn nữa, một số nước ngoài khu vực cũng theo sự chuyển hướng chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với châu Á để gia tăng can thiệp vào các vấn đề tại Biển Đông, làm leo thang cạnh tranh địa chính trị tại khu vực này và cuối cùng đẩy Biển Đông trở thành điểm nóng quốc tế.
Một số nước tuyên bố chủ quyền thường xuyên có hành động khiêu khích tại Biển Đông, gây nên căng thẳng ở khu vực biển này.
Ngày 17/2/2009, Quốc hội PLP đã thông qua luật về đường cơ sở bao gồm đảo Hoàng Nham, một số đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của PLP. Tháng 4 và tháng 7/2009, chính phủ VN đã chính thức chỉ định người đứng đầu quản lý đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tăng cường chiếm đóng thực tế của VN đối với các đảo này thông qua gửi dân cư trú, tổ chức các hoạt động du lịch công khai và các biện pháp khác. Tháng 3 và 5/2011, PLP và VN đơn phương khai thác tài nguyên tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Ngày 10/4 , PLP cử tàu chiến ra bao vây tàu đánh cá TQ và chủ động châm ngòi cho xung đột thông qua hành động phi pháp như bắt giữ ngư dân, tiến hành tuần tra, tạo nên sự kiện đảo Hoàng Nham. Ngày 21/6, QH VN thông qua luật biển VN, đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán của VN. Những hành động liên tiếp của hai nước này đã không chỉ xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ của TQ mà còn vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc thể hiện trong DOC.
Các cường quốc bên ngoài can thiệp vào vấn đề Biển Đông, cũng làm gia tăng căng thẳng về vấn đề này.
Ngày 23/7/2010, NT Mỹ Hillary Clinton đã phát biểu công khai tại Diễn đàn ARF tại Hà Nội, VN tuyên bố sự can thiệp cấp cao của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông. Ngày 19/11/2011, TTh Mỹ Barack Obama đã đề xuất một khuôn khổ giải pháp đa phương về vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á lần 6 ở Bali, Indonesia. Năm 2012 chứng kiến nhiều quan chức cấp rất cao của Mỹ công khai bình luận về vấn đề Biển Đông, và can thiệp vào tranh chấp khu vực này. Lực lượng Mỹ tăng cường triển khai và hiện diện tại khu vực Tây TBD bao gồm cả Biển Đông.
Ngoài ra, một số nước khác ngoài khu vực cũng tiếp tục cùng với Mỹ can thiệp vào tranh chấp Biển Đông thông qua viện trợ kinh tế, hợp tác quân sự song phương, tham gia khai thác dầu khí tại khu vực tranh chấp và các biện pháp khác. Thí dụ, ngay sau khi Mỹ tuyên bố kế hoạch giúp PLP xây dựng Trung tâm Quan sát Biển Quốc gia mới, NB đã đề xuất cung cấp hơn 10 tàu tuần duyên cho PLP nhằm tăng cường sức mạnh biển của PLP.
(2) Trung Quốc nhân tố chính góp phần cho hòa bình và ổn định tại Biển Đông. TQ luôn kiềm chế và thúc đẩy đối thoại hợp tác với các nước liên quan trên tinh thần xây dựng và đang đóng vai trò tích cực trong bảo vệ hòa bình và ổn định tại Biển Đông, bởi đây là yếu tố liên quan chặt chẽ tới lợi ích sống còn của TQ. Tuy nhiên, một số chính khách nước ngoài, các chuyên gia phân tích chính sách và học giả gần đây đã lên án TQ vì hành động “nước lớn bắt nạt nước nhỏ, lấy mạnh đè yếu”. Họ thậm chí đồn đại rằng TQ đang thực hiện chiến thuật trì hoãn để quyết định giải pháp đối với tranh chấp khi thời cơ đến.
TQ sẵn sàng đàm phán với các nước liên quan để giải quyết tranh chấp Biển Đông theo cách thức hợp lý, phù hợp với các quy định quốc tế được công nhân bao gồm cả UNCLOS. Đầu những năm 1980, TQ đã đề xuất “gác tranh chấp, cùng khai thác” thể hiện sự chân thành và sẵn sàng giải quyết phù hợp tranh chấp tại Biển Đông. Tháng 12/2000, Trung - Việt sau nhiều năm đàm phán đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, dẫn tới sự phân định lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa hai nước. Tháng 10/2003, TQ ký Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện với ASEAN. Tháng 7/2011, TQ và ASEAN thông qua định hướng thực hiện DOC, mở đường cho hợp tác thực tế hơn tại Biển Đông. Tháng 11/2011, TQ đề xuất xây dựng Quỹ Hợp tác biển TQ - ASEAN 3 tỷ NDT (48 triệu USD) nhằm tạo ra hợp tác biển nhiều tầng nấc và toàn diện với ASEAN.
Chính TQ là nhân tố bảo vệ hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Tuyên bố chủ quyền của TQ đối với 4 nhóm đảo tại Biển Đông có bằng chứng pháp lý và lịch sử sống động. Nhưng những hành động thực tế của TQ đã bị giới truyền thông nước ngoài phớt lờ và họ thậm chí còn đồn thổi về “mối đe dọa TQ tại Biển Đông” với tuyên bố TQ đang áp dụng phiên bản học thuyết Monroe tại châu Á. Một vài lãnh đạo quốc gia còn cho rằng TQ muốn biến Biển Đông thành “hồ của TQ” và họ không thể cho phép TQ kiểm soát phi lý tại Biển Đông.
Lịch sử hiện đại của TQ cũng phải chịu một trong những sự xâm chiếm và thực dân hóa hơn cả bá quyền và bành trướng. Nhưng TQ luôn đi theo con đường phát triển hòa bình, chính sách đối ngoại độc lập hòa bình và chính sách quốc phòng mang bản chất phòng vệ hơn là mở rộng phạm vi ảnh hưởng. TQ cam kết với toàn thế giới là chưa bao giờ tìm kiếm bá quyền.
TQ cam kết là nhân tố bảo vệ hòa bình và ổn định tại Biển Đông. TQ chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền đối với toàn Biển Đông cũng như không mở rộng tuyên bố hiện tại. Nhưng điều đó không có nghĩa TQ sẽ chấp nhận chủ quyền lãnh thổ hay quyền và lợi ích trên biển bị nước ngoài xâm phạm. TQ tôn trọng các nước khác và sẵn sàng giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán với các nước láng giềng thông qua tham vấn và đàm phán trên cơ sở hữu nghị và bình đẳng nhưng quyền và lợi ích chính đáng của TQ phải được tôn trọng và bảo đảm.
(3) Đối thoại và Hợp tác là giải pháp duy nhất đối với vấn đề Biển Đông. Những năm gần đây, với sự chạy đua vũ trang ngày càng tăng tại Biển Đông, các nước có liên quan đang muốn mua vũ khí và trang thiết bị tiên tiến, tăng cường các hoạt động quân sự trên biển như tập trận và tạo đe dọa tới an ninh khu vực. Mặc dù vậy tình hình toàn diện tại Biển Đông vẫn ổn định và quản lý được.
Tất cả các bên liên quan cần chủ động tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn, kiềm chế tránh leo thang, phúc tạp hóa và quốc tế hóa tranh chấp, đồng thời tránh tạo ra xung đột và căng thẳng tại khu vực. Để duy trì tự do và an toàn hàng hải tại khu vực, giảm thiểu các tác động của yếu tố an ninh truyền thống và phi truyền thống mà rất quan trọng đối với thịnh vượng kinh tế tại Đông Á và các khu vực xung quanh cũng như phục hồi kinh tế toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, TQ phản đối bất kỳ nước bên ngoài nào muốn gây rối trong vấn đề biển Đông bằng cách sử dụng cớ “duy trì tự do hàng hải tại Biển Đông”.
Tự kiềm chế và tìm kiếm đồng thuận, trong khi gác lại khác biệt là bước đi khôn ngoan hiện nay để giải quyết vấn đề Biển Đông trong khi tham vấn, đối thoại và hợp tác thực tế là cách duy nhất để tiến tới giải pháp hoàn toàn cho vùng biển này. Một phần quan trọng trong đối thoại và hợp tác giữa TQ và ASEAN là làm thế nào thực hiện định hướng DOC và hàng loạt các hành động tiếp theo. Một trong những thành phần của định hướng là thảo luận và xây dựng COC. Hiện nay, nhiệm vụ cấp bách nhất đối với các bên liên quan là tôn trọng tinh thần DOC và đẩy mạnh đàm phán, tham vấn trực tiếp và tăng cường hợp tác thực tế.
Theo Thời báo Hoàn cầu (ngày 6/11)
Lê Sơn (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...