24/08/2010
“Trung - Mỹ có giao chiến ở Nam Hải (Biển Đông)?” là nhan đề bài báo đăng trên Tân Hoa Xã ngày 23/8. Nội dung bái báo như sau.
Việc tàu sân bay “G.Washington” tiến hành diễn tập quân sự ở vùng biển Hàn Quốc và múa võ dương oai ở vùng biển “Nam Hải” (Biển Đông) đã tạo ra một làn sóng dư luận theo chiều hướng “chính không áp đảo nổi tà” trong thời gian vừa qua. Những ngôn từ thường được nghe thấy nhất là: “Trung - Mỹ nhất định sẽ giao chiến ở Nam Hải”, “đánh sớm sẽ tốt hơn đánh muộn”, có nhà phân tích quân sự còn đưa ra dự đoán và được đăng tải trên mạng rằng: “Trong tương lai, khả năng xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ không phải là chuyện khó tin”. Thực ra, đây là những luận điệu cũ của mấy năm trước được nhắc lại như “eo biển Đài Loan sẽ xảy ra chiến tranh”, “Đông Hải sẽ xảy ra chiến tranh”…, những luận điệu này không hề có “bản quyền” và hàm lượng kiến thức. Tàu sân bay Mỹ thường xuyên qua lại giữa Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và tuyến đường tiện lợi nhất là đi qua vùng biển “Nam Hải” (Biển Đông), eo biển Malacca. Hành trình đó luôn được duy trì trong suốt hơn 60 năm qua. Tuy nhiên, khác với những lần trước, lần này tàu sân bay Mỹ đã “múa võ dương oai”, vênh vang quá mức. Mỹ làm như vậy là có ý đồ riêng, như một số báo chí từng vạch rõ “nhằm chia rẽ quan hệ đối tác chiến lược láng giềng hữu nghị giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, đặc biệt là với ASEAN”.
“Kiềm chế và đối thoại” là sách lược xưa nay của Mỹ, chỉ có điều ở từng thời điểm, môi trường, đối tượng khác nhau, họ sẽ sử dụng các biện pháp khác nhau. Xét về toàn cục và thực lực, Trung Quốc hay Mỹ đều không thể đánh và cũng không đánh nổi. Chính sách “Kiềm chế và đối thoại” của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi. Rất nhiều nhà phân tích chiến lược quốc tế ở trong và ngoài nước cho rằng cục diện quan hệ Trung - Mỹ vẫn “vừa là đối tác vừa là đối thủ, vừa hợp tác vừa đấu tranh”. Trong thời gian tương đối dài nữa, cục diện này sẽ không thay đổi. Những luận điệu như “Trung - Mỹ sắp khai chiến”, “quan hệ Trung - Mỹ đầy sóng gió”, “kiềm chế Hàn Quốc, tấn công Việt Nam là thượng thượng sách” đều nhằm công khai cổ vũ “đánh”, “đánh lớn”, gây ra nguy cơ, phủ nhận phương châm và nhận định cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong hơn 30 năm qua đối với tình hình quốc tế, đi ngược lại tiền đề và quốc sách “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”. Hậu quả của nó sẽ là làm rối lòng người, hủy hoại đại cục của đất nước.
Duy trì môi trường xung quanh và môi trường quốc tế hòa bình ổn định, thực hiện phát triển hòa bình, cùng thắng, cùng có lợi là ý chí và hành động không thể lay chuyển của 1,3 tỷ nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)