16/03/2010
Mạng China Review News ngày 15/3 đăng bài “Hai bờ có không gian rất lớn để phối hợp phòng ngự Nam Hải (Biển Đông)” về phát biểu tại “lưỡng hội” (Quốc hội và Chính Hiệp) của nguyên Phó Giám đốc Sở nghiên cứu Quân sự Thế giới Học viện Kỹ thuật Quân sự, Thiếu tướng La Viện.
Thiếu tướng La Viện cho rằng hai bờ đều là con cháu Viêm Hoàng, nên cần hợp tác bảo vệ biên cương dân tộc TQ, như cùng phối hợp phòng ngự Nam Hải (Biển Đông), quân đội Đài Loan trên đảo Thái Bình (Ba Bình) có thể tạo điều kiện thuận lợi về cung cấp hậu cần cho Đại lục v.v.
Tác giả cho rằng hai bờ có không gian hợp tác rất lớn trong việc hợp tác phòng ngự Nam Hải. Trước hết, tuy nội bộ hai bờ còn có bất đồng về bảo vệ quyền lợi tại Nam Hải, nhưng về phương diện đối ngoại là đồng nhất, đều không muốn lãnh thổ rơi vào tay nước khác. Đây là nền móng của việc hợp tác. Hai là, nhiều đảo tại Nam Hải cách xa ĐL và thực tế ĐL cũng khó có thể vươn tới. Nếu hai bờ tiến hành hợp tác sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích chính trị và kinh tế của ĐL hiện nay.
Tác giả đã nêu lại hai lần hợp tác giữa hai bờ trong cuộc chiến Tây Sa (Hoàng Sa) năm 1974 và chiếm đảo Gạc Ma tại Trường Sa năm 1988, đồng thời nêu lại ý tưởng của Trợ lý Giáo sư Đại học Khoa học TQ - Đài Loan Bao Thuần Lượng về việc TQ và ĐL trao đổi quyền quản lý đảo hoặc cho nhau thuê lâu dài từ 10-50 năm. Theo đó, TQ trao Đài Loan quyền quản lý đảo Mi Châu ở Phúc Kiến, ĐL trao TQ quản lý hoặc cho thuê lâu dài Đảo Thái Bình (Ba Bình).
Theo Trợ lý Giáo sư Bao Thuần Lượng cho rằng, Đảo Mi Châu có vị trí tôn giáo rất quan trọng đối với người dân ĐL (thờ Mẫu tổ), đồng thời cũng là tiền tuyến đối đầu quân sự giữa hai bờ. Nếu ĐL quản lý Đảo Mi Châu một mặt sẽ mở rộng phạm vi phi quân sự giữa hai bờ, góp phần tăng cường bảo đảm an ninh cho ĐL, mặt khác sẽ được đông đảo người dân tín ngưỡng tôn giáo ĐL hoan nghênh. Tuy nhiên tác giả cho rằng, việc trao đổi này còn cần giải quyết một số vấn đề cụ thể như việc di dời, giải quyết vấn đề hộ tịch, quốc tích, tài sản cho cư dân trên đảo. Một yếu tố khác nữa là vấn đề bầu cử của ĐL. Việc tranh cử của đương cục ĐL có thể ảnh hưởng đến các quyết sách của ĐL. Đương cục ĐL cần thấy rằng việc cùng phối hợp phòng ngự ở Nam Hải còn có thể sẽ được những lợi ích từ việc hai bên cùng khai thác tài nguyên dầu khí ở Nam Hải (Biển Đông).{jcomments on}
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)