Bị sốc trước phát súng khơi mào của Hillary Clinton, các quan chức Trung Quốc đã phê phán và cảnh báo rằng Mỹ đang tìm cách “quốc tế hóa” tranh chấp ở Biển Đông khiến cho tình hình xấu thêm. Các phương tiện thông tin liên lạc ở Washington lập tức cho rằng tuyên bố của Hillary là mốc đánh dấu sự thay đổi chính sách của Mỹ và cảnh báo Bắc Kinh về tham vọng lãnh thổ.

 

Trên thực tế, Mỹ không thay đổi chính sách đối với Biển Đông. Chính sách của Mỹ về Biển Đông bao gồm hai nguyên tắc chủ yếu: tranh chấp phải giải quyết bằng hòa bình theo luật pháp quốc tế và phải bảo vệ quyền tự do hàng hải. Tuy tuyên bố đứng trung lập, nhưng lập trường trên của Mỹ có lợi cho các nước Đông Nam Á hơn là Trung Quốc . Điểm khác biệt duy nhất lần này là lập trường trên lần đầu tiên được NT Mỹ nhấn mạnh và tuyên bố đó được đưa ra tại Hà Nội.

 

Hiện nay, tranh chấp tại Biển Đông đang có khuôn khổ đấu tranh giữa các cường quốc, cả Trung Quốc và Mỹ cần phải xử lý một cách thận trọng và tránh để cuộc tranh chấp này tác động xấu đến mối quan hệ toàn diện giữa hai nước.

 Đối với người Trung Quốc coi trọng “bộ mặt”, bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm làm giảm sự tức tối của người Trung Quốc sẽ là có ích. Điều quan trọng hơn là Mỹ cần giữ trung lập về tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi đẩy lui những đòi hỏi cương quyết của Trung Quốc,  Mỹ cần thúc giục các nước tranh chấp khác kiềm chế và tránh các hành động khiến căng thẳng tăng lên. Cơn ác mộng là, được khuyến khích bởi lập trường của Mỹ, các bên tranh chấp khác trao các hợp đồng thăm dò và khai thác dấu khí cho các công ty phương Tây (đặc biệt là Mỹ).

 Về phần mình, Bắc Kinh cũng cần xem xét lại tuyên bố gần đây về lợi ích cốt lõi và tự hỏi mình rằng liệu khái niệm đó có quá rộng lớn hay không. Trung Quốc cần theo đuổi chiến lược song hành làm giảm căng thẳng với Washington về tranh chấp ở Biển Đông. Một là, Trung Quốc không nên trả đũa tuyên bố của Clinton bằng cách ngưng lại sự hợp tác với Washington trong các vấn đề quan trọng khác (Trung Quốc không có thái độ hợp tác về vấn đề Bắc Triều Tiên và Iran). Hai là, Trung Quốc phải tăng cường các nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với các bên đòi hỏi chủ quyền khác. Bắc Kinh nên đầu tư nhiều sự lãnh đạo và sức lực để cho quá trình ký kết COC sớm đạt kết quả. Trung Quốc cũng cần vận dụng vị trí có lợi về địa lý và kinh tế để tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á . Đặc biệt, Trung Quốc cần đảm bảo với các nước láng giềng đang lo sợ rằng Trung Quốc sẽ thực hiện luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền và nguồn tài nguyên. Chỉ với những đối xử nhìn về phía trước như vậy Trung Quốc mới có thể lấy lại chủ động và hàn gắn những tổn thất do sự việc rắc rối vừa qua đối với quan hệ Trung-Mỹ.