07/05/2010
Mạng chinareviewnews ngày 5/5 đăng lại bài bình luận trên mạng Chinadaily, Thời báo hoàn cầu (Trung Quốc) với nhan đề “Giải quyết khó khăn trong vấn đề Biển Đông - cần chuẩn bị tốt đấu tranh quân sự” của học giả nghiên cứu chiến lược Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc Quách Đông Á.
Tác giả cho rằng: Cục diện vấn đề Biển Đông hiện ngày càng phức tạp, một số nước không ngừng đẩy nhanh tiến hành “khai thác trộm” tài nguyên ở Biển Đông, mua trang bị tầu chiến và máy bay quân sự hiện đại, có ý đồ quốc tế hoá và liên minh hoá vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Bên cạnh đó, Mỹ thông qua sự giúp đỡ của Singapore, Philippine tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông, có kế hoạch quay trở lại Vịnh Cam Ranh để tiến sát vùng biển gần của Trung Quốc. Vấn đề tranh chấp chủ quyền về các bãi đảo và vùng biển ở Biển Đông đang trở thành thách thức kép đối với an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng của TQ. Để giải quyết khó khăn trong vấn đề Biển Đông cần có những tư duy và biện pháp mới, nhất là cần phải thực hiện bằng các hành động cụ thể:
- Một là, xây dựng chiến lược khai thác tài nguyên ở Biển Đông, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành sử dụng và khai thác tài nguyên dầu khí và cá ở Biển Đông. Cần quy hoạch tổng thể chiến lược, mục tiêu và các bước triển khai trong việc khai thác tài nguyên dầu khí và cá ở Biển Đông; xây dựng Cương yếu thực hiện thiết thực, tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính, thuế, điều kiện sản xuất và bảo vệ an toàn đối với các doanh nghiệp tham gia khai thác.
- Hai là, nâng cao mức độ chấp pháp biển đối với khu vực Biển Đông, kiên quyết đấu tranh đối với các hành vi bất hợp pháp vi phạm quyền lợi biển của Trung Quốc. Cần kịp thời xua đuổi, bắt giữ và xử phạt theo luật pháp Trung Quốc đối với các tầu cá tiến hành tác nghiệp phi pháp trong vùng biển của Trung Quốc. Đồng thời, cũng cần tiến hành các hoạt động chống xua đuổi, bắt giữ, bảo đảm an toàn cho tầu cá tác nghiệp của Trung Quốc. Việc Ngư chính Trung Quốc ngày 1/4 tổ chức 2 tầu lớn bảo vệ tầu cá Trung Quốc ở Trường Sa đã mở ra một trang mới trong việc chấp pháp biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Hoạt động này cần tiếp tục duy trì và tiến hành liên tục trên toàn vùng biển, hơn nữa cần có sự đột phá về tổ chức lực lượng chấp pháp, đối tượng và hình thức chấp pháp.
- Ba là, tăng cường sự hiện diện quân sự tại các bãi đảo ở Trường Sa, chuẩn bị tốt đấu tranh quân sự để giải quyết căn bản những khó khăn trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc không thể không có thời gian biểu cho việc thu hồi các đảo và vùng biển đã bị nước ngoài chiếm giữ; Trung Quốc cũng cần tăng cường xây dựng cơ sở quân sự đổi mới trang bị vũ khí cho quân đội trên các đảo ở Biển Đông, tăng cường dự trữ vật chất chuẩn bị chiến đấu. Tác giả cho rằng, Trung Quốc không từ bỏ phương thức hiệp thương và đàm phán để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, nhưng cũng không nên ảo tưởng việc các đảo đang bị xâm chiếm có thể trở về với Trung Quốc một cách hoà bình.
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)