Tên

“Ngoại giao Nước lớn” thời Tập Cận Bình: Hệ quả từ Sức mạnh Ngày càng Lớn của Trung Quốc

Mô tả
Bằng việc điều chỉnh cả chính sách đối nội và đối ngoại, ông Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo duy nhất sau Đặng Tiểu Bình thay đổi hoàn toàn bức tranh chính trị nội bộ và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên. Các lãnh đạo Trung Quốc từ thời Mao có xu hướng xếp chính sách đối ngoại ở vị trí thứ yếu trong nghị trình quản trị đất nước. Tuy nhiên, ông Tập, vì những lý do đề cập trong bài, cho thấy quyết tâm và sự tự tin thay đổi khuôn mẫu truyền thống này nghiêng về cách tiếp cận thống nhất. Khi làm vậy, ông Tập Cận Bình hướng tới một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn. Để hiểu cách thức ông Tập triển khai “ngoại giao nước lớn” (大 國 外 交), tác giả sử dụng mô hình có điều chỉnh dựa trên học thuyết năng lực quốc gia của Joel Migdal. Bằng hệ tư tưởng chủ nghĩa dân tộc và dân túy bao trùm bởi xu hướng toàn cầu, cải tổ và đổi mới thể chế, huy động các nguồn lực, triển khai với kỷ luật, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, khả năng lãnh đạo khéo léo và tận dụng “thời điển lịch sử thế giới”, ông Tập Cận Bình giúp Trung Quốc xây dựng năng lực ngoại giao mạnh mẽ. Tuy nhiên, chính sách “ngoại giao nước lớn” của ông Tập cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Triển vọng Trung Quốc trở thành cường quốc toàn cầu không thực sự chắc chắn. Zhimin Lin, Đại học Macao, Trung Quốc Bài viết được đăng trên Journal of Contemporary China, Volume 28, 2019 - Issue 115. 
Kích thước
1.30 MB
Ngày tạo:
29-08-2019
Lượt xem
1639