Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, một toà trọng tài độc lập được thành lập theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã công bố một phán quyết rõ ràng và có tính ràng buộc về các yêu sách của Trung Quốc đối với Phi- líp-pin ở Biển Đông. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết của Toà trọng tài và so sánh phán quyết ‘chỉ như là một tờ giấy bỏ đi’.

Tuy vậy, trong hai năm kể từ khi có phán quyết của Toà trọng tài, Trung Quốc đã có một vài hành động nhỏ tuân thủ theo phán quyết. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đã thay đổi về bản chất. Trên thực tế, Trung Quốc đã chuyển sang sử dụng lực lượng quân sự để buộc các nước láng giềng phải nhượng bộ. Điều này đang tạo ra một mối đe doạ cho cả hoà bình lẫn an ninh quốc tế.

Phi- líp- pin đã yêu cầu Toà trọng tài đưa ra phán quyết đối với 15 vấn đề, trong đó có hai vấn đề đặc biệt quan trọng. Điều thứ nhất là việc Trung Quốc tuyên bố ‘quyền lịch sử’ cho toàn bộ vùng lãnh thổ hình chữ U, hay còn gọi là ‘đường 9 đoạn’ mà Trung Quốc đã vẽ trên bản đồ Biển Đông không tương thích với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Quy định của UNCLOS đã ghi rất rõ ràng: các quyền lợi trên biển phải nằm trong phạm vi được tính từ đất liền.

Thứ hai, Toà trọng tài đã đưa ra phán quyết rằng không có hòn đảo nào thuộc Quần đảo Trường Sa, cũng như Bãi cạn Scaborough có đủ điều kiện và khả năng tự nhiên để trở thành nơi sinh sống cho con người. Điều này có nghĩa rằng không có bất kì cấu trúc nào trong hai khu vực này được trao vùng đặc quyền kinh tế. Hai phán quyết này cho rằng phần lớn các nguồn tài nguyên ở phần phía nam của Biển Đông thuộc về các quốc gia ven biển bao gồm Phi-líp-pin, Ma-lay-xi-a, Bru- nây, In-do- nê- xi-a và Việt Nam.

Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên các nước với ý định ép buộc các nước này từ bỏ quyền khai thác sử dụng dầu, khí ga và thuỷ sản. Trung Quốc yêu cầu được chia sẻ một phần trong việc khai thác những nguồn tài nguyên này dưới danh nghĩa ‘phát triển chung’ mặc dù Toà Trọng  tài đã phán quyết rằng những yêu cầu đó là không hợp pháp. Vào tháng 5 năm 2017. Tổng Thống Phi-líp-pin Rodrigo Duterte đã công khai việc lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đe doạ chiến tranh nếu Phi-líp-pin cố gắng khai thác lượng khí đốt lớn trong khu vực Bãi Cỏ Rong.

Các mỏ dầu khí hiện tại của Phi-líp-pin được dự báo là sẽ bắt đầu cạn kiệt trong vòng năm năm sắp tới, và quốc gia  này sẽ bị rơi vào tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng. Đồng thời, các mối đe doạ quân sự từ phía Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng lên chính phủ Phi-líp-pin. Do đó, phương án tốt nhất cho Phi- líp- pin hiện nay là xây dựng thêm nhiều các nhà máy điện sử dụng than đốt thay thế cho lượng hao hụt của nguồn dầu khí.

Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng tương tự như Phi- líp- pin. Vào tháng 6 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã buộc phải hoãn việc phát triển khai thác dầu ngoài khơi bởi sự đe doạ từ lực lượng quân sự Trung Quốc. Sản lượng dầu khí của Việt Nam giảm 12% trong thời gian giữa năm 2014 và 2017 do Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục ngăn cản việc thay thế, phát triển những mỏ dầu mới nhằm thay thế những giếng dầu  đang dần bị cạn kiệt. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp lên thu nhập của quốc gia và có những tác động không hề nhỏ lên các khoản chi xã hội và phát triển.

Bất chấp áp lực từ phía Trung Quốc, điều quan trọng nhất là việc không nước nào trong số những nước ở Đông Nam Á chấp nhận tham gia kế hoạch ‘phát triển chung’ của Trung Quốc. Họ vẫn đang tiếp tục khẳng định các quyền lợi của họ trong phạm vi của UNCLOS.

UNCLOS đã trở thành nền tảng cho hoà bình và an ninh quốc tế. Hiệp định này được đàm phán liên tục trong vòng 9 năm bởi hầu hết các quốc gia trong Liên Hợp Quốc vào năm 1982 và đạt được thoả thuận vào năm 1982. (Phía chính phủ Mỹ đã ký kết công ước này nhưng Thượng Viện Mỹ vẫn chưa phê chuẩn). UNCLOS cung cấp một cơ chế trung lập để phân bổ những nguồn tài nguyên biển trên thế giới  nhưng những gì Trung Quốc đang làm ở Biển Đông là mục đích nhằm lật đổ thể chế đó. Trên thực tế, Trung Quốc đang liên tục triển khai sức mạnh quân sự để ngăn chặn của các quốc gia liên quan tại khu vực Biển Đông thực thi những quyền lợi hợp pháp của họ.

Nếu Trung Quốc thành công, UNCLOS sẽ bị suy yếu ở mọi nơi, chứ không chỉ riêng ở Biển Đông. Nếu các quốc gia đơn giản đều coi các thoả thuận quốc tế như ‘tờ  giấy bỏ đi’ thì sẽ không có bất kỳ thoả thuận nào được tôn trọng: trật tự quốc tế sẽ bắt đầu sụp đổ.

Do đó, điều cấp thiết là tất cả các bên ký kết UNCLOS phải vụ bảo vệ công ước này khỏi những hành vi mang tính chất đe doạ. Điều này bao gồm việc đứng lên bảo vệ cho những quyền lợi và nghĩa vụ trong quy định - bảo vệ những yêu sách hợp pháp khỏi những đòi hỏi được cho là không phù hợp theo khuôn khổ luật pháp quốc tế. Các quốc gia nhỏ hơn cần được bảo vệ khỏi hành vi áp bức của các nước lớn hơn. Nếu không, sự sụp đổ từ từ của trật tự cũng như an ninh quốc tế là  không thể tránh khỏi.

Bill Hayton là nhà nghiên cứu Chương trình Châu Á – Thái Bình Dương, Viện nghiên cứu Chatham House, Anh.Bài viết được đăng trên Viện nghiên cứu Chatham House.

Khanh Lê (dịch)

 

Thanh Hải (hiệu đính)