Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc phản đối sự hiện diện của tàu chiến Anh Biển Đông. Người phán ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 7/9 tuyên bố, “Về việc tàu chiến Anh HMS Albion tự ý đi vào vùng lãnh hải của Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối. Một điều rõ ràng: Hành động của phía Anh là sai, đi ngược tinh thần và sự đồng thuận của lãnh đạo hai bên trong việc cùng xây dựngkỷ nguyên vàngcủa quan hệ. Trung Quốc mong phía Anh nhìn nhận tính nghiêm trọng của vấn đ và có hành động cụ thể sửa sai.” Trước đó ngày 6/9, Người phát ngôn Bộ Quốc Phòng Nhậm Quốc Cường tuyên bố, “Tình hình Biển Đông đang ổn định nhờ những nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN. Một số nước ngoài khu vực phớt lờ thực tế này và triển khai máy bay, tàu chiến gây xáo trộn khu vực. Quân đội Trung Quốc sẽ có các biện pháp cần thiết đ bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền và hòa bình, ổn định khu vực.” Tờ China Daily cảnh báo, "Trung Quốc và Anh đã đồng ý xem xét khả năng đàm phán một thỏa thuận thương mại sau sự kiện Brexit. Mọi hành động làm tổn hại đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ gây cản trở tiến trình này".

Trung Quốc phát triển thủy phi cơ nội địa “khủng”. Thủy phi cơ AG600 nội địa đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn tất một loạt thử nghiệm trên thực địa tại một hồ nước lớn ở tỉnh Hồ Bắc. AG600 có kích thước gần bằng một máy bay Boeing 737, dài 37m, sải cánh 38,8m và có thể đạt độ cao tới 4.500km. Các chuyên gia quân sự cho rằng, bên cạnh nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn, AG600 có thể vận chuyển binh sĩ, vật liệu xây dựng hay tiến hành nhiệm vụ do thám ở Biển Đông. Đợt thử nghiệm mới nhất cho thấy AG600 gần như đã sẵn sàng đi vào hoạt động.

+ Philippines:

Philippines giải cứu thành công tàu chiến mắc cạn ở Trường Sa. Hai quan chức an ninh Philippines hôm 4/9 cho hay các tàu kéo đã đưa tàu chiến BRP Gregorio Del Pilar ra khỏi khu vực mắc cạn ở gần Bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa. Hiện tàu khu trục này đang được đưa về cảng Subic để sửa chữa. Theo đánh giá ban đầu, phần chân vịt của tàu đã bị hư hỏng, nhưng 117 thủy thủ có mặt trên tàu không bị thương. Trong gần 1 tuần mắc kẹt tại bãi Trăng Khuyết, tàu chiến BRP Gregorio Del Pilar đã được ít nhất 4 tàu hải quân và tuần duyên Philippines tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm cho thủy thủ.

+ Indonesia:

Indonesia thúc đẩy hợp tác khoa học, môi trường biển ở Biển Đông. Ngày 8/9, Hội nghị Nhóm Công tác lần thứ 14 về Nghiên cứu Thay đổi của Thủy triều, Mực Nước Biển và Tác động đến Môi trường Biển Đông do Biến đổi Khí hậu đã diễn ra ở Indonesia. Hội nghị, với sự tham dự của 42 đại biểu từ nhiều nước, tập trung xác định các lĩnh vực hợp tác trong tương lai, bao gồm phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu, nghiên cứu tác động của nước biển dâng, chia sẻ thông tin. Hội nghị này nằm trong chuỗi Hội thảo về quản lý xung đột tiềm tàng ở Biển Đông lần thứ 28, sáng kiến kênh 1,5 của Indonesia nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan ở Biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia ông AM Fachir cho hay tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành và khoa học ở Biển Đông sẽ giúp tạo dựng sự ổn định khu vực và giải quyết tranh chấp.

+ Mỹ:

Học giả Mỹ: ‘Trung Quốc hành động ngày càng quyết đoán. Ngày 5/9, Tiểu ban Đối ngoại về Đông Á, Thái Bình Dương và Chính sách An ninh mạng Quốc tế đã có buổi điều trần thứ 2 về Trung Quốc với chủ đề “Thách thức Trung Quốc: Các diễn biến an ninh và quân sự”. Trong bài điều trần, ông Abraham M. Denmark, Giám đốc Chương trình Châu Á, Viện Kissinger đề cập tới một số nội dung liên quan tới Biển Đông như sau: (i) Các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông là chưa hề có tiền lệ về quy mô và tốc độ; (ii) Các tiền đồn của Trung Quốc mang bản chất quân sự, có tác động hết sức lớn đối với Mỹ và các nước yêu sách khác; (iii) Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đặt ra câu hỏi về chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ tại khu vực (tự do hàng hải, cam kết với đồng minh). Trong bài trình bày, ông Abraham khuyến nghị Mỹ cần phải có cách tiếp cận toàn diện với tất cả các công cụ bao gồm ngoại giao, hỗ trợ an ninh, và chính sách thương mại để làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương, coi đây là biện pháp quan trọng để kiềm chế Trung Quốc.

........

Bản PDF tại đây