I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc làm thế nào để phá vỡ “liên kết” mới ở Biển Đông của Đào Đoản Phong. Ở Biển Đông xuất hiện cục diện mới: Việt Nam và Ấn Độ xích lại gần nhau, Philippines lôi kéo Nhật tham gia. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần nhanh chóng xây dựng khả năng tự khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Cần thể hiện rõ cho các nước ven Biển Đông và thế giới biết rằng, Trung Quốc không những có quyền tự chủ khai thác tài nguyên ở Biển Đông mà còn có kỹ thuật, khả năng, dũng khí và thực lực bảo vệ việc khai thác. Chỉ như vậy mới nắm ưu thế và quyền chủ động trong tranh chấp Biển Đông và làm cho “các bên liên kết” rơi vào thế bị động.

Căng thẳng Biển Đông gia tăng ẩn số tái nhiệm của Mã Anh Cửu” của Nguyễn Đại Chính. Cuộc hải chiến cần một căn cứ hậu cần để cung cấp bổ sung, lần này Trung Quốc đã coi Philippines và Việt Nam là kẻ thù giả định, nếu sử dụng vũ lực tại Biển Đông, thời cơ đã chín muồi, đảo Ba Bình có đường băng, có cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ trở thành tiêu điểm tranh cướp của các nước. Trừ phi chính sách ngoại giao linh hoạt của Mã Anh Cửu và sự tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau của Đại lục đạt được một thoả thuận về tình hình đảo Ba Bình trước khi xảy ra chiến tranh, nếu không, khi có chiến tranh xảy ra thì quân trấn thủ đảo Ba Bình có muốn thì cũng không thể đứng ngoài cuộc. [1]

“Vấn đề Biển Đông, Trung Quốc không thể đợi”. Đối với Việt Nam và Phillipines, nếu hiện nay xảy ra xung đột với Trung Quốc thì họ sẽ rơi vào cục diện bất lợi. Việc đối đầu quân sự trực tiếp với Trung Quốc hiện nay, xét ở bất cứ phương diện nào thì Việt Nam và Phillipines đều không có nhiều lợi thế. Căn sứ vào tình hình hiện nay, Việt Nam và Phillipines ngoài việc đẩy nhanh bày binh bố trận, cần kết hợp cả bên trong và ngoài thì mới có thể giành được lợi ích lớn hơn trong tranh chấp Biển Đông sau này. Do đó, điều Trung Quốc cần không phải là chờ đợi mà phải đánh trước khi Việt Nam và Phillipines chưa tu luyện thành công[2].

+ Việt Nam:

Đối thoại với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội đồng Đối Ngoại Mỹ. Đường lưỡi bò hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Theo Công ước luật biển 1982 mà Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên thì Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Đường lưỡi bò của Trung Quốc không chỉ xâm phạm thềm lục địa của Việt Nam mà của cả Philippin và các nước Đông Nam Á khác. Vấn đề Biển Đông bao gồm ba khía cạnh: tranh chấp lãnh thổ do các bên liên quan giải quyết với nhau; hòa bình, ổn định khu vực liên quan đến các nước khác nữa; tự do hàng hải tác động đến lợi ích của các nước trên thế giới, bao gồm cả Mỹ. Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực thúc đẩy các vấn đề này. Chúng tôi đang mua vũ khí từ Nga, ngân sách của Việt Nam rất nhỏ, chúng tôi chỉ cần vũ khí đủ để bảo vệ đất nước[3]

Tổng Bí Thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng sẽ nói với Trung Quốc về Biển Đông? TBT sẽ thăm Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào từ 11/10-15/10. Nhiều chuyên gia về quan hệ Việt-Trung đánh giá sẽ không thể thiếu chủ đề nóng hiện nay là tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia Việt Nam từ Canberra, Australia, thì cho rằng "Chủ đề Biển Đông quá to lớn và quan trọng nên không thể lờ đi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể trông đợi một thỏa thuận hay giải pháp từ chuyến đi này"[4].

+ Philíppin:

Ngoại giao cân bằng quyền lực của Aquino ở Trường Sa. Sự xuất hiện của chiếc hàng không mẫu hạm Thi Lang của Trung Quốc không khiến Mỹ mất đi uy tín có được từ sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực cũng như không tăng lên mạnh mẽ sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Tuy vậy, chiếc hàng không mẫu hạm cũng là một biểu tượng của khát vọng của Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc hải quân toàn cầu và cũng là một điều chỉ ra rằng cân bằng quân sự dần dần đi theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Tổng thống Philippines Aquino đang cố gắng hết sức để thực hiện chiến lược ngoại giao cân bằng của mình ở Trường Sa. Tuy vậy, ông có đủ tầm nhìn thế giới để xử lý thách thức này không?[5]

Đọc toàn bộ bản tin tại đây



[1]http://ed-china.stnn.cc/Topic/201110/t20111005_1649661.html

[2]Mạng Thanh niên Trung Quốc ngày 9/10

[3]http://www.cfr.org/vietnam/conversation-pham-binh-minh/p26046

[4]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/10/111005_nguyenphutrong_visit.shtml

[5]http://opinion.inquirer.net/13297/aquino%E2%80%99s-balance-of-power-diplomacy-over-spratlys