I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

“Không sử dụng cách tiếp cận hòa bình đối với tranh chấp Biển Đông”. Các nước láng giềng đang lợi dụng “lập trường ngoại giao ôn hòa” của Trung Quốc để thúc đẩy lợi ích của mình ở Biển Đông. Hiện nay, quan điểm chính thống của Trung Quốc là trước tiên cần phải thông qua các kênh đàm phán để giải quyết tranh chấp trên biển. Tuy nhiên, nếu tình hình trở nên tồi tệ, thì hành động quân sự là cần thiết. Thực tế là các nước trong khu vực đều tin là họ có cách bắt Trung Quốc phải nhân nhượng. Trung Quốc muốn giữ hòa khí, nhưng đó thực là một vai trò bị cô lập. Trung Quốc phải tự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế này”. Các nước láng giềng đang tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc tại Biển Đông hãy “chuẩn bị nghe tiếng súng[1].

“Trung Quốc sắp hết kiên nhẫn với Philíppin về vấn đề Biển Đông?” Nếu vấn đề Biển Đông chủ yếu là ở kinh tế và khai thác tiềm năng thì vẫn có thể thương lượng giải quyết, song hiện đã xuất hiện các biện pháp thông qua hợp tác quân sự, điều này khiến Trung Quốc ngày càng mất đi sự nhẫn nại. Sau khi Tổng thống Philíppin Aquino thăm Trung Quốc, Philíppin vẫn không ngừng các hành vi khiêu khích trước kia, thêm vào đó, Philíppin tiếp tục lôi kéo các nước có lợi ích không trực tiếp như Mỹ, Nhật Bản cùng nhau gây khó khăn cho Trung Quốc. Những hành vi khiêu khích của Philíppin cũng đã gián tiếp làm thay đổi thái độ của các nước có liên quan tới vấn đề Biển Đông[2].

+ Việt Nam:

Chính sách Biển Đông của Việt Nam và Trung Quốc. Phỏng vấn của BBC với Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông. Từ khi ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 giữa Trung Quốc và Asean, Trung Quốc đã thi hành chính sách gây cảm tình (charm offensive) để thu phục nhân tâm các nước Asean theo chiến lược láng giềng tốt. Nhưng hai, ba năm gần đây, Trung Quốc có điều chỉnh vì họ mạnh lên và cũng vì nhân tố chính trị nội bộ. Tình hình nóng lên, ví dụ việc cấm đánh bắt cá, ngăn tàu khảo sát. Trung Quốc công khai hóa đường lưỡi bò không chỉ về ngoại giao, trên giấy tờ mà cả trên thực tế là thi hành kiểm soát theo phạm vi đường lưỡi bò. Các bước đi của Trung Quốc mang tính thử và đẩy [3]

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Philippines. Ngày 26/10, Chủ Tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến thăm Philíppin trong 3 ngày. Ông đã có cuộc hội đàm với Tổng Thống Philíppin Benigno Aquino và hai bên đã cùng chứng kiến lễ ký kết 4 thỏa thuận. Quan trọng nhất là thỏa thuận tăng cường hợp tác trên Biển Đông, trong đó hai bên sẽ chia sẻ thông tin và lập đường dây nóng để xử lý các vấn đề nảy sinh trên biển, như cướp biển, buôn lậu, cứu nạn thiên tai và bảo vệ nguồn lợi biển. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý với nhau về nhu cầu đối thoại đa phương và tham vấn để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh hải trong Biển Đông và hướng tiếp cận dựa trên luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Chủ tịch Trương Tấn Sang hứa rằng Việt Nam sẽ hết sức ủng hộ đề xuất thiết lập vùng biển Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác tại Biển Đông[4].

Ngư dân phải được đối xử theo luật quốc tế. Ngày 26/10, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo giữa lãnh đạo lực lượng cảnh sát biển của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, theo đó các bên thống nhất rằng, ngư dân vi phạm phát luật khi hành nghề đánh bắt trên biển sẽ được đối xử nhân đạo. Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Biển Việt Nam, cho biết, các đại biểu đều nhất trí là vi phạm xảy ra trên vùng biển nước nào sẽ được xử lý theo pháp luật nước đó, nhưng việc xử lý sẽ được thực hiện trên tinh thần thương lượng hòa bình và luật pháp quốc tế; đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 [5]

Nga giao tiếp hai tàu tuần tra cho Việt Nam. Truyền thông Nga cho biết ngày 20/10, Nga đã ký văn bản bàn giao 2 tàu tuần tra cao tốc lớp Project 10412 Svetlyak cho hải quân Việt Nam tại hãng đóng tàu Almaz của Nga. Đại diện Bộ Quốc Phòng (BQP) Việt Nam cho rằng việc mua sắm các loại vũ khí mới này là nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chứ không phải Việt Nam lên kế hoạch chạy đua vũ trang. BQP cũng nói việc nâng cấp quân đội là phù hợp với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn của Việt Nam[6].

Chính sách liên minh của Việt Nam. Những diễn biến gần đây cho thấy Việt Nam ngày một thành công hơn trong nỗ lực vận động các nước nối kết với mình qua các chuyến công du của lãnh đạo cao nhất nước. Giới quan sát quốc tế từ phương Tây tới Đông Nam Á đều cùng đồng ý rằng Ấn Độ là đối trọng hợp lý nhất mà Việt Nam chọn lựa trong thế cân bằng với áp lực Trung Quốc ngày một đè nặng lên vùng biển tranh chấp[7].

Exxon Mobil tìm thấy mỏ dầu mới ở thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh sẽ phản ứng? Trong một bản thông cáo công bố ngày 27/10, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil đã chính thức xác nhận đã tìm được dầu khí tại lô 119, trên thềm lục địa miền Trung Việt Nam. Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil đã được chính quyền Việt Nam cấp giấy phép cho thăm dò dầu khí tại các lô 117, 118, và 119 ngoài khơi duyên hải Đà Nẵng. Khu vực này nằm trong vùng Việt Nam tuyên bố thuộc đặc khu kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, dựa trên luật biển quốc tế[8].

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây



[1]http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/680694/Dont-take-peaceful-approach-for-granted.aspx

[2] Mạng “Đa Chiều” (Hồng Công)

[3] http://nghiencuubiendong.ViệtNam/nghien-cuu-vietnam/2147-chinh-sach-bin-ong-ca-vit-nam-va-trung-quc

[4]http://www.bworldonline.com/content.php?section=Nation&title=Vietnamese-president-arrives-today-for-three-day-visit&id=40529,

http://globalnation.inquirer.net/16511/vietnam-backs-philippine-sea-peace-zone-plan

,http://www.reuters.com/article/2011/10/26/us-philippines-vietnam-idUSTRE79P2WA20111026

[5]http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/sea-police-measures-fisher-protec-10272011135458.html

[6]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/10/111025_viet_russia_ships.shtml

[7]http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-seek-alliance-official-visits-ml-10252011164213.html

[8]http://af.reuters.com/article/energyOilNews/idAFL3E7LR0DS20111027?pageNumber=2&virtualBrandChannel=0,http://www.ft.com/cms/s/0/e5674186-ffe5-11e0-ba79-00144feabdc0.html#axzz1A81UZN9W