I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Báo Trung Quốc cảnh bảo Ấn Độ về thỏa thuận thăm dò dầu khí với Việt Nam. Ấn Độ đang đùa với lửa khi ký kết các thỏa thuận với Việt Nam tiến hành thăm dò dầu lửa tại những khu vực có tranh chấp ở Biển Đông. Việc hợp tác về năng lượng giữa Ấn Độ và Việt Nam ở Biển Đông là một ý tưởng tồi và “chiến lược năng lượng của Ấn Độ đang trượt vào một vùng nước xoáy nguy hiểm”[1].

“Phản ứng của Philíppin là không phù hợp”. Ngày 17/10, Philíppin đã bắt đầu cuộc tập trận với Mỹ kéo dài 11 ngày và chỉ trích thỏa thuận đạt được giữa Trung Quốc và Việt Nam về các vấn đề biển vào cuối tuần trước. Đáng chú ý là các cuộc tập trận diễn ra tại bờ biển gần vùng nước tranh chấp. Là một quốc gia thành viên ASEAN, Philíppin cần tôn trọng những cam kết. Việc Philíppin kêu gọi cách tiếp cận đa phương là đi ngược lại thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN và tạo nên mâu thuẫn tại khu vực. Động cơ thực sự của Manila là thu hút sự ủng hộ của các nước ngoài khu vực như Mỹ và Nhật Bản [2].

Nhanh chóng khai thác tài nguyên ở Hoàng Sa và Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc, từ năm 1974 đến nay đã hoàn toàn thuộc Trung Quốc quản lý. Vì thế, Trung Quốc đã không còn lý do phải tiếp tục kiềm chế trong vấn đề khai thác tài nguyên dầu khí tại Hoàng Sa. Về lâu dài, ASEAN là đối tượng Trung Quốc tranh thủ chứ không phải là đối thủ. Nhưng Trung Quốc cũng phải tỉnh táo nhận ra rằng “gác tranh chấp, cùng khai thác” cần phải linh hoạt và hiệu quả, trong vấn đề khai thác dầu khí Trường Sa “nếu lấy đấu tranh để tìm kiếm đoàn kết thì sẽ giữ được đoàn kết, nếu lấy thỏa hiệp để tìm kiếm đoàn kết thì sẽ mất đoàn kết”. Việc tăng cường các biện pháp cứng rắn trong quản lý đối với Biển Đông là cần thiết [3]

Bất đồng về đối sách Biển Đông trong giới lãnh đạo Trung Quốc? Cuối tháng 9/2011, trên cùng một tờ báo chính thức của Trung Quốc, vào cùng một ngày, đã xuất hiện hai bài báo cùng về Biển Đông, nhưng một bài hết sức hung hăng, và bài còn lại lời lẽ rất ôn hòa. Giới phân tích Ấn Độ tự hỏi : Phải chăng trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh, hiện có hai khuynh hướng đối nghịch nhau về chính sách cần áp dụng tại Biển Đông, đặc biệt là đối với Việt Nam và Philíppin? [4]

Trung Quốc duy trì sự mập mờ trong chiến lược. Trong một diễn đàn về Biển Đông ngày hôm qua tại Malina Polo Club ở Makati với sự tham dự của các quốc gia thành viên ASEAN, các chuyên gia nói rằng Trung Quốc đang đặt bản thân vào thế phòng thủ và sự mập mờ về chiến lược cho thấy Bắc Kinh không rõ ràng trong yêu sách và chính sách của mình. Các quốc gia yêu sách khác đã yêu cầu Trung Quốc, bên luôn phản đối việc quốc tế hóa vấn đề, phải làm rõ lập trường và yêu sách của mình. Trung Quốc cũng  mong muốn tiếp tục nguyên  tắc của cựu Thủ tướng Đặng tiểu Bình trong việc yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông, thúc giục các bên yêu sách khác hãy gác lại tranh chấp và nỗ lực hướng tới khai thác chung[5].

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây


[1] http://www.reuters.com/article/2011/10/16/china-vietnam-india-idUSL3E7LE1B420111016

[2] Nhân dân Nhật báo ngày 20/10

[3]“Time right to develop S China Sea resources,” http://english.peopledaily.com.cn/90780/7622181.html

[4] http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111020-bat-dong-ve-doi-sach-bien-dong-trong-gioi-lanh-dao-trung-quoc

[5] http://www.philstar.com/Article.aspx?articleId=738257&publicationSubCategoryId=63