I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Hồ Cầm Đào thúc giục Việt Nam hợp tác, cùng khai thác ở vùng biển tranh chấp. “Trung Quốc sẵn sàng khai thác chung với Việt Nam ở các khu vực trên Biển Đông. Hai bên không để vấn đề hàng hải ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước và hai đảng. Hai nước cần duy trì đối thoại và ngăn chặn những khác biệt có thể trở nên phức tạp hơn”[1].

“Thỏa thuận về Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc quý ở thiện chí” của Trương Hải Văn Lưu Khanh. Thỏa thuận là một bước tiến trong quá trình giải quyết vấn đề giữa hai bên. Thứ nhất, xuất phát từ hiện thực, có tầm nhìn xa. Thứ hai, nội dung chính tích cực, thiết thực, thận trọng. Thứ ba, cân bằng khách quan, dành ra lối thoát. Thứ tư, vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam bao gồm tranh chấp trên nhiều phương diện, buộc tìm kiếm căn cứ từ các nguyên tắc và quy chế của luật pháp quốc tế, mà Công ước 1982 chỉ là một phần trong đó. Thứ tư, xác định rõ ràng, nhấn mạnh tính hành động. Tóm lại, chính là “quí ở thiện chí, nặng ở hành động”, không có thiện chí và hành động thì cũng chỉ là tờ giấy trắng mà thôi[2].

“Hợp tác chung giữa Ấn độ - Việt nam phải bị dừng lại”. Ngày 12/10, Ấn độ và Việt nam đã ký thỏa thuận khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp Biển Đông. Hai nước này đều biết rõ, họ đang gây phiền phức cho Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không gây phiền phức để đáp trả có nghĩa thách thức đó đã thành công và ý đồ liên kết đối phó Trung Quốc của một số nước sẽ trỗi dậy. Việc ngăn chặn Việt nam và Ấn độ hợp tác khai thác dầu trong vùng biển tranh chấp là thể hiện sự hợp lý và kiên quyết. Đáng để nhấn mạnh là xã hội Trung Quốc hiện nay đã trở nên rất khó nhẫn nhịn trước khiêu khích liên tục đến từ hướng biển của một số nước[3].

“Việt Nam thực thi ngoại giao cân bằng Trung - Ấn, Ấn độ tiếp tay làm việc xấu tại Biển Đông”. Việt nam đã đánh giá thấp việc gây kích động trong dư luận Trung Quốc. Ngày 13/10, trên mạng Internet Trung Quốc đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với thỏa thuận thăm dò khai thác dầu khí giữa Việt nam và Ấn độ. Chính phủ Ấn độ một mặt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác với Việt Nam, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ công khai tuyên bố rằng tàu quân sự của nước này tiếp tục đi đến Biển Đông, còn nói diễn tập quân sự gần Trung Quốc có lợi cho Ấn Độ. Công ty Ấn độ lần này mạnh dạn đến thăm dò tại vùng biển tranh chấp Biển Đông, dường như chưa có sự đánh giá nghiêm túc về hậu quả của nó[4].

“Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam thăm Nhật Bản bàn việc đối phó với Trung Quốc”. Trong chuyến thăm sẽ diễn ra từ ngày 23-28/10, hai bên sẽ thảo luận làm thế nào để hợp tác ứng phó với việc “Trung Quốc ngày càng bành trướng ở Biển Đông”. Trong việc tranh chấp tài nguyên ở Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc đối lập nhau sâu sắc. Nhật luôn mong muốn liên kết với Mỹ, Úc và các nước Đông Nam Á để tạo thành một cơ chế nhiều nước nhằm cùng nhau giải quyết vấn đề này[5].

“Thỏa thuận Việt – Trung soi sáng phương hướng lớn giải quyết tranh chấp Biển Đông”. Thỏa thuận này đã thể hiện tinh thần nhân nhượng lẫn nhau, chiếu cố đến quan tâm của nhau. Thỏa thuận có 6 điều, trong đó cốt lõi nhất là nguyên tắc ở điều 2. Nguyên tắc này vừa nhấn mạnh căn cứ pháp lý, vừa nhấn mạnh cần phải xem xét yếu tố lịch sử. Về lầu dài ý nghĩa của Thỏa thuận này không chỉ giới hạn ở hai nước Việt Trung mà còn có ý nghĩa là kiểu mẫu cho các nước liên quan[6].

Bình luận về việc Nhật Bản can dự vấn đề Biển Đông. Trên bàn cờ chiến lược của Nhật Bản, vấn đề Biển Đông và vấn đề Đông Hải (biển Nhật Bản) có liên quan chặt chẽ với nhau. Đồng thời, Nhật Bản cũng muốn thu hẹp khoảng cách với các nước Đông Nam Á, giành lại ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Ngoài ra, Nhật Bản cũng mong muốn thể hiện có một vị trí quan trọng trong chiến lược khu vực của Mỹ. Tuy nhiên, phối hợp với Mỹ “bảo vệ an ninh hàng hải” không phải là động cơ duy nhất để Nhật Bản can dự vấn đề Biển Đông. Sau chiến tranh thế giới, Nhật Bản từng muốn lấy Đông Nam Á làm bàn đạp để khôi phục kinh tế và tìm lại địa vị quốc tế; lấy khu vực này làm “sân sau chiến lược” để hướng đến vị thế “cường quốc chính trị” [7]

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây




[1]http://www.monstersandcritics.com/news/asiapacific/news/article_1668076.php/China-s-Hu-urges-Vietnam-to-jointly-develop-disputed-sea

[2]Thời báo hoàn cầu 14/10

[3]http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/679263/India-Vietnam-joint-work-must-be-halted.aspx

[4]Thời báo hoàn cầu ngày 14/10

[5]Thời báo hoàn cấu ngay 15/10, http://english.kyodonews.jp/news/2011/10/120228.html

[6]Mạng Bình luận tin tức Trung Quốc ngày 15/10

[7]Mạng Tân Hoa xã ngày 8 - 9/10

[8] http://www.vietnamplus.vn/GalleryView.aspx?albumid=329