Tin tức nổi bật

+ Thực địa:

Cục Hải sự thành phố Liên Vận Cảng (Tỉnh Giang Tô) ngày 21/8 ra cảnh báo hàng hải số 0042 thông báo từ 12h ngày 22/8 đến 12h ngày 26/8, quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận tại biển Hoàng Hải trong vùng biển được nối bởi các điểm: (1) 34-30N 123-00E ; (2) 34-30N 120-40E ; (3) 35-30N 119-55E ; (4) 35-55N 119-55E và (5) 35-55N 123-00E. Nghiêm cấm tàu thuyền qua lại.

Cục Hải sự thành phố Đại Liên (Tỉnh Liêu Ninh) ngày 21/8 ra cảnh báo hàng hải số 0154 cho biết từ 24-25/8, Trung Quốc tiến hành tập trận tại vùng biển Bột Hải và Eo biển Bột Hải trong khu vực được nối bởi các điểm: (1) 38°35’30”N-121°30’00”E ; (2) 38°40’00”N-121°30’00”E ; (3) 38°41’00”N-121°05’00”E ; (4) 38°53’30”N-121°05’00”E ; (5) 38°53’30”N-120°19’00”E ;  (6) 38°31’00”N-120°19’00”E ; (7) 38°20’30”N-120°17’00”E ; (8) 37°45’30”N- 119°54’00”E ; (9) 37°40’30”N-120°03’30”E ; (10) 38°22’00”N-120°47’00”E.

Cục Hải sự Hải Nam ngày 21/8 ra thông báo hàng hải số 0078 cho biết từ 24-29/8, quân đội Trung Quốc tiến hành huấn luyện quân sự tại vùng biển Đông Nam đảo Hải Nam trong khu vực được nối bởi các điểm sau: (1) 18-19.5N111-13.5E ; (2) 19-02N112-14.5E ; (3) 19-02.5N112-57E ; (4) 18-17N113-51.5E ; (5) 17-37.5N113-52E ; (6) 16-38N112-44E ; (7) 16-38N112-44E ; (8) 16-38N112-20E.

Cục Hải sự Quảng Đông ngày 23/8 ra cảnh báo hàng hải số 0172 thông báo từ 24-29/8, quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận tại Biển Đông trong vùng biển được nối bởi 4 điểm sau: (1) 22-55-00N 116-30-40E ; (2) 22-41-30N 116-48-10E ; (3) 22-07-00N 116-19-00E ; (4) 22-21-30N 115-59-50E. Yêu cầu tàu thuyền di chuyển trong phạm vi ngoài 5 hải lý của vùng biển này.

 

Nguồn ảnh: Nghiên cứu Biển Đông

Trang Võng Di, Trung Quốc, ngày 23/8 cho biết tàu khu trục loại 055 thứ 8 và chiếc 052D thứ 25 của Trung Quốc chuẩn bị được hạ thủy. Tàu khu trục loại 055 thuộc thế hệ mới được hải quân Trung Quốc nghiên cứu phát triển dựa trên yêu cầu tác chiến của biên đội tàu sân bay, có độ giãn nước 12.000 tấn. Giới quan sát cho rằng, Type 055 là khu trục hạm mạnh thứ hai thế giới chỉ sau khu trục hạm lớp DDG-1000 của hải quân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/8 cho biết một chi đội cứu hộ phòng bị của Hải quân Chiến khu miền Nam Trung Quốc thực hiện huấn luyện lặn biển ở Biển Đông. Độ lặn sâu trung bình của đợt huấn luyện là 80m, sâu hơn nhiều so với lặn thông thường. Mục tiêu nhiệm vụ của các thợ lặn hải quân gồm cứu hộ dưới biển, trục vớt tàu đắm, cứu hộ chiến hạm trên mặt biển.

Trang mạng của Viện nghiên cứu Nam Hải ngày 24/8 trích dẫn Liên hợp Tảo báo của Singapore cho biết Mỹ xây dựng trung tâm bảo dưỡng máy bay F-16 tại Đài Loan. Bà Thái Anh Văn tham dự buổi khánh thành công trình. Đài Loan hiện có số lượng máy bay F-16 lớn nhất ở châu Á.

Báo Sina ngày 25/8 dẫn thông tin SCSPI cho biết máy bay trinh thám 650 của Lục quân Mỹ bay qua Biển Đông (đây là lần thứ 10 trong tháng máy bay này tiến vào vùng không phận trên Biển Đông). Các máy bay trinh sát bay qua Biển Đông trước đây chủ yếu của Hải quân Mỹ và rất hiếm khi có máy bay của Lục quân Mỹ.

+ Chính trị - Ngoại giao:

Ngày 20/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Indonesia  Retno Marsudi trao đổi về vấn đề Biển Đông và quan hệ song phương. Ông Vương Nghị nhấn mạnh tham vấn COC được tiến hành theo nguyên tắc bình đẳng, thể hiện nhận thức chung của Trung Quốc và 10 nước ASEAN, kết quả đàm phán phải phù hợp với lợi ích của các nước trong khu vực và luật quốc tế. Thế lực bên ngoài thổi phồng vấn đề Biển Đông nhằm gây ra cục diện căng thẳng là đe dọa trực tiếp đối với ổn định của khu vực. Bà Retno Marsudi bày tỏ Indonesia và Trung Quốc tôn trọng lẫn nhau, tăng cường tin cậy và bảo vệ hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Tại họp báo ngày 20/8 về việc Trung Quốc điều oanh tạc cơ H6J đến Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, NPN BNGVN Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền với Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc các bên đưa các loại vũ khí cũng như máy bay chiến đấu ra Quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 20/8 gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc tịch thu ngư cụ của ngư dân nước này hồi tháng 5 vừa qua tại vùng biển xung quanh Bãi cạn Scarborough. Bộ Ngoại giao Philippines cũng phản đối việc Trung Quốc có hành động phá sóng radio nhằm vào các máy bay của Philippines tuần tra ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên ngày 21/8, về việc Philippines kháng nghị tàu Trung Quốc tịch thu ngư cụ của ngư dân Philippines tại Scarborough và cản trở máy bay quân sự Philippines tuần tra hợp pháp tại Biển Đông, tuyên bố Hải cảnh Trung Quốc chỉ đang triển khai hoạt động chấp pháp tại vùng biển Scarborough và việc Philippines phái máy bay quân sự tiến vào khu vực phòng không của Trung Quốc tại các đảo đá ở Trường Sa đe dọa “an ninh chủ quyền của Trung Quốc”. Trung Quốc yêu cầu Philippines lập tức dừng “các hoạt động khiêu khích phi pháp” trên.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink ngày 21/8 cho biết Mỹ bác bỏ hành động áp đặt lối tư duy “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông, lên án yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính. Chính sách mới của Mỹ chứng tỏ rằng Mỹ luôn sát cánh với các đồng minh cũng như các đối tác tại Đông Nam Á trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền và lợi ích của họ, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngày 21/8, khi được hỏi về tình hình Biển Đông hiện nay, Ngoại trưởng Nhật Bản phát biểu: Lập trường của Nhật Bản là thúc đẩy và duy trì Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mởgiải quyết tranh chấp bằng hòa bìnhkhông sử dụng cưỡng ép bằng vũ lực, thượng tôn pháp luật và bảo đảm tự do hàng hải. 

Ông Tb Haeru Rahayu, Tổng Giám đốc Cơ quan Giám sát Nguồn lợi Thủy sản và Biển Indonesia ngày 22/8 cho biết Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia đã bắt giữ 2 tàu cá mang cờ Việt Nam vì “đánh bắt cá trái phép” tại Biển Bắc Natuna (Indonesia).

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 23/8 phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày ký kết Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc và Việt Nam cần tiếp tục tiếp nối thành công của thực tiễn trên bộ để sớm giải quyết vấn đền trên biển. Hai nước cần quán triệt đầy đủ các chỉ thị quan trọng mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, tích cực triển khai đối ngoại đàm phán, sớm tìm ra biện pháp giải quyết cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận, cùng nhau duy trì và bảo vệ hòa bình ổn định của Biển Đông.

CNN Philippines ngày 23/08 cho biết Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Philippines đã phê duyệt dự luật in bản đồ Philippines, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và Sabah, trên hộ chiếu của Philippines. Ông Cagayan de Oro Rep. Rufus Rodriguez, tác giả của dự luật cho biết điều này nhằm "nhấn mạnh và khẳng định chiến thắng của Philippines trước Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Quốc tế, và các quyền pháp lý và lịch sử đối với Sabah. Việc đưa bản đồ vào tài liệu du lịch là một tuyên bố mạnh mẽ rằng Philippines đang khẳng định các quyền chủ quyền của mình đối với Biển Tây Philippines và EEZ.

Ngày 23/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới đất liền và 10 năm triển khai 03 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt - Trung. BTNG Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc kiên trì các nguyên tắc, tôn trọng lợi ích, phù hợp với luật pháp quốc tế, coi trọng việc duy trì quan hệ với Trung Quốc. BTNG TQ Vương Nghị nhấn mạnh việc giải quyết tốt các vấn đề biên giới đất liền và Vịnh Bắc Bộ là kinh nghiệm quý báu để giải quyết các vấn đề trên biển.

Theo Manila Bulletin ngày 24/8, Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Harry Roque tại buổi họp báo ở thủ đô Manila nêu rõ Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ không nhường "một tấc đất lãnh thổ" cho các quốc gia khác. Các tranh chấp trên giữa Philippines và Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Trang tin Liên hợp quốc phiên bản tiếng Trung 24/8 cho biết Đại sứ Trung Quốc tại Hungary Đoạn Khiết Long trúng cử thẩm phán của Tòa án Quốc tế về Luật biển ITLOS. Ông Đoạn là một trong 6 người được bầu làm thẩm phán ở vòng đầu tiên bởi các quốc gia thành viên của UNCLOS 1982; năm nhân vật còn lại là các đại diện từ Malta, Italia, Chile, Cameroon và Ukraine. ITLOS có 21 thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm, một phần ba số thẩm phán sẽ được bầu mới 3 năm 1 lần.

BTQP Philippines Lorenzana ngày 24/8 khẳng định (i) yêu sách quyền lịch sử dựa trên "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là “bịa đặt” và là sản phẩm “tưởng tượng”; (ii) chính các lực lượng của Trung Quốc thực hiện các hành vi khiêu khích bất hợp pháp (gồm việc chiếm đóng bất hợp pháp các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines). Tuyên bố của ông Lorenzana nhằm đáp trả Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/8 cáo buộc các máy bay quân sự Philippines xâm phạm không phận Trung Quốc và yêu cầu Manila chấm dứt hành động khiêu khích.

Hải quân Campuchia ngày 24/08, từ chối bình luận về báo cáo của SCSPI (Trung Quốc) cho rằng gần 100 tàu cá Việt Nam đến đánh bắt cá tại vùng biển của Campuchia và nhấn mạnh tàu cá Việt Nam vẫn đang đánh bắt tại "vùng biển lịch sử".

BTQP Mỹ Mark Esper ngày 24/8 đánh giá cạnh tranh Mỹ - Trung là cuộc đối đầu giữa trật tự quốc tế mở, tự do với hệ thống chuyên chế của ĐCS Trung Quốc. Lực lượng PLA đóng vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi để ĐCS Trung Quốc cưỡng ép và xâm phạm chủ quyền các quốc gia. Để đối phó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã triển khai cách tiếp cận toàn diện: (i) xây dựng lực lượng mạnh đủ năng lực cạnh tranh, ngăn chặn và chiến thắng trên đất liền, biển, bầu trời, không gian và không gian mạng; (ii) mở rộng và củng cố hệ thống đồng minh và đối tác, tạo ưu thế vượt trội với đối thủ; (iii) xây dựng năng lực cho các đối tác toàn cầu. Mỹ cam kết sát cánh cùng các đồng minh và đối tác nhưng các nước cùng chí hướng nên chia sẻ gánh nặng cùng Mỹ và thận trọng trong chính sách với Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Philippines Risa Hontiveros, ngày 25/8, cho rằng từ sau Phán quyết năm 2016, cơ quan hành pháp đã thất bại trong việc xây dựng và thực hiện một khuôn khổ chiến lược ngoại giao và quân sự rõ ràng để khẳng định các quyền chủ quyền của Philippines ở Biển Tây Philippines. Hontiveros đề xuất hợp tác liên ngành giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Môi trường và Tài nguyên, và Bộ Nông nghiệp để tạo ra một khuôn khổ và chính sách chính thức bảo vệ tài nguyên biển của đất nước.

Ngày 26/8, phản ứng trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển phía Bắc, Đông Bắc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: "Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực Quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần DOC, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về COC và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo Hoàng Sa, huỷ bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự".

Góc nhìn quốc tế

+ Đông Nam Á:

Cộng đồng Chính sách Đối ngoại Indonesia (PFCI) ngày 19/8 tổ chức Hội thảo trực tuyến "Làm dịu căng thẳng trên vùng Biển Đông", đề cao biện pháp ngoại giao trên Biển Đông. Evan Laksamana (CSIS) và Hasjim Djalal, cựu Đại sứ Indonesia tại Đức đề cao các biện pháp ngoại giao đi kèm tăng cường chuẩn bị và  cải thiện năng lực quân sự để sẵn sàng với mọi tình huống. Hội thảo nhận định, xung đột trên Biển Đông rất khó giải quyết do các yêu sách phi pháp của Trung Quốc và sự cạnh tranh chiến lược Mỹ -Trung. Để quản lý được các xung đột, các bên cần tham gia và tuân thủ một cách đầy đủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và sớm đạt được COC.

Học giả Rommel Banlaoi, Giám đốc Viện nghiên cứu Hoà bình, Xung đột và Khủng bố Philippines ngày 24/8 cho biết Trung Quốc sẽ có lợi thế về mọi mặt trong các cuộc chiến trên không và trên biển Châu Á nếu nước này có quyền tiếp cận sân bay và cảng biển Dara Sakor, Tỉnh Koh Kong, Campuchia. Từ đây khu vực này, Trung Quốc có thể phát huy sức mạnh không quân không chỉ riêng khu vực Đông Nam Á mà còn vươn tới các khu vực Nam Á và Biển Đông.

Học giả Romel Regalado Bagares, Philippines ngày 24/8 đánh giá có một số dấu hiệu cho thấy Việt Nam sẽ không quay lưng lại trong tranh chấp biển với Trung Quốc. Đó là việc Việt Nam mới đ cử bốn Trọng tài viên theo Phụ lục VII của Công ước UNCLOS 1982. Động thái này đ cử của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh hiệp định mẫu giữa Singapore và ITLOS được ký kết, cho phép các quốc gia thành viên trong khu vực có thể đưa các tranh chấp trong khuôn khổ UNCLOS tại một Toà đặt Singapore (trong trường hợp các quốc gia này lựa chọn). Đây có thể là một giải pháp ít tốn kém hơn cho Việt Nam so với việc lựa chọn Toà tại Hamburgức).

+ Châu Âu - Mỹ:

Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campell ngà20/8 cho rằng Mỹ cần chuẩn bị chung sống và cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc. Ông cho rằng Mỹ và Trung Quốc đã bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh vì không thể quay lại chính sách "can dự". Do đó, có 3 kịch bản quan hệ Mỹ - Trung: (1) Trung Quốc sụp đổ; (2) Mỹ nhượng bộ và chấp nhận vùng ảnh hưởng của TQ; (3) chấp nhận chung sống và cạnh tranh lâu dài với TQ trên các mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị và toàn cầu.

+ Các nước khác:

Tờ NDTV, ngày 19/8, trích báo cáo của Mỹ cho rằng trong 5 năm tới, hải quân Trung Quốc sẽ có số lượng tàu khu trục của tăng gấp đôi, đạt tới 40 chiếc, cùng khoảng 400 tàu chiến mặt nước các loại và 3-4 tàu sân bay. Sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc khiến Lầu Năm Góc phải chú ý. Đến 2025, hải quân Trung Quốc ngoài 11 khu trục hạm đời cũ, sẽ sở hữu 20 khu trục hạm hiện đại được trang bị hệ thống tác chiến Aegis, gồm 06 chiếc lớp 052C, 13 chiếc lớp 052D và 01 chiếc lớp 055. Hiện nay, hải quân Trung Quốc đang sở hữu 360 tàu chiến các loại, về mặt số lượng đã vượt qua hải quân Mỹ với 297 tàu các loại. Trung Quốc đã hạ thủy chiếc tàu sân bay thứ hai mang tên “Sơn Đông” và đang đóng chiếc tàu thứ ba. 

Học giả Brahma Chellaney, Ấn Độ, trên tờ Japan Times ngày 25/8 cho biết sự bành trướng của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông, Biển Đông tới dãy Himalayas và Trung Á đang khiến Châu Á trở nên rất bất ổn và tiến vào giai đoạn vô cùng nguy hiểm. Hành động xâm lược biên giới Ấn Độ gần đây nằm trong chiến lược mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc bằng cách không đánh mà thắng, với luận điệu cũ “vùng lãnh thổ này đã thuộc Trung Quốc từ xa xưa”. Nhưng khác với những lần trước (chiến lược này áp dụng tương tự ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Đá Gạc Ma, Đá Vành Khăn và Bãi cạn Scarborough), Trung Quốc đã xâm lấn biên giới ngay trước “mũi của Ấn Độ” khi chiếm đóng vùng biên giới nằm dưới sự kiểm soát quân sự của Ấn Độ. Do đó, cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại và gia tăng thái độ chống Trung Quốc.

Bản PDF tại đây

@Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao

"Bản tin tuần Nghiên cứu Biển Đông" được soạn thảo từ các tài liệu công khai nhằm tổng hợp thông tin giúp bạn đọc. Các thông tin trong Bản tin không phản ánh quan điểm của Viện Biển Đông. Ban biên tập không chịu trách nhiệm đối với sự thay đổi về nội dung của tin gốc cũng như đường dẫn kèm theo đến các tin gốc.

Mọi đóng góp ý xin gửi vào email: scsi@dav.edu.vn