Tin tức nổi bật

+ Thực địa:

Hải quân Mỹ ngày 14/8 thông báo nhóm tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan diễn tập trên Biển Đông. Hải quân Mỹ cho biết: “Nhóm tác chiến tàu sân bay thực hiện các hoạt động diễn tập phòng không trên biển nhằm thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do”. Tàu sân bay Ronald Reagan gần đây cũng hoàn thành đợt diễn tập ngoài khơi phía Bắc Nhật Bản.

Báo Sina ngày 14/8 đăng video cho biết nguồn gốc của quần thể bò hoang trên đảo Lincoln. Thập kỷ 50 của thế kỷ 20, quân đồn trú tại Hoàng Sa đã phát hiện bò hoang trên đảo Lincoln. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc và theo nghiên cứu tính toán, quần thể bò hoang xuất hiện từ khoảng 1653 (thời kỳ loạn lạc đầu thời Thanh và những người nuôi bò trên đảo là người dân di cư và chạy trốn đến đây).

Báo Sina ngày 15/8 cho biết trong thời gian 3 tháng rưỡi của “mùa nghỉ đánh bắt cá” (từ 1/5-16/8), lực lượng Hải cảnh Hải Nam đã triển khai chiến dịch chấp pháp chuyên đề “Tuốt gươm 2020”, đẩy mạnh trấn áp các hành vi đánh bắt trái phép trong mùa nghỉ. Trong khi đó, tỉnh Quảng Đông đã huy động lực lượng đông đảo triển khai công tác chấp pháp trong mùa nghỉ đánh bắt cá với 5.605 lượt tàu thuyền công vụ và hơn 33.000 lượt nhân viên chấp pháp.

Ngày 15/8, Trung Quốc tổ chức triển lãm về di tích văn hóa được tìm thấy ở Biển Đông và giới thiệu lịch sử Con đường tơ lụa trên biển. Phần lớn các di tích tại cuộc triển lãm được cho rằng đã tìm thấy quanh quần đảo “Tây Sa” (tức Hoàng Sa của Việt Nam).

Hải quân Mỹ ngày 15/8 cho biết Nhóm tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan và tàu khu trục JS Ikazuchi, Nhật Bản diễn tập liên hợp ở Biển Philippines. Thuyền trưởng tàu USS Ronald Reagan Pat Hannifin khẳng định: “Nhóm tàu USS Ronald Reagan triển khai nhiều hoạt động để khẳng định cam kết của Mỹ đối với ổn định khu vực và tự do trên biển. Việc hợp tác với các đồng minh giúp duy trì một lực lượng toàn cầu linh hoạt và thiện chiến".

Trung Quốc ngày 16/8 công bố video trên tài khoản Weibo của quân đội đồn trú Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Hồng Kông về cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Đoạn video bao gồm hình ảnh tàu chiến Huệ Châu (Huizhou) của PLA thực hiên bắn đạn hỏa mù, nã đại bác, thực hiện đỗ trực thăng trên tàu và các hoạt động khác như cứu hộ trên biển, chống cướp biển và khủng bố.

Nhật báo Hải Nam ngày 16/8 cho biết tỉnh Hải Nam ban hành 4 biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn nghề cá sau khi kết thúc “mùa nghỉ đánh bắt cá” tại Biển Đông. “Mùa nghỉ đánh bắt cá” kết thúc vào 12h ngày 16/8, tỉnh Hải Nam dự kiến có khoảng 16,7 nghìn tàu cá sẽ ra khơi hoạt động.

Tổng Giám đốc MMEA Subil Mat Som ngày 17/8 cho biết cảnh sát biển Malaysia bắn chết ngư dân Việt Nam khi đang thanh sát 2 tàu cá Việt Nam đánh bắt trong vùng biển của Malaysia, 80 hải lý từ Tok Bali thuộc bang Kelantan sát biên giới với Thái Lan. Ông Subil biện hộ rằng hành động của cảnh sát biển Malaysia là tự vệ do tàu cá Việt Nam ném bom xăng và đâm va tàu cảnh sát biển Malaysia.

Báo Sina ngày 17/8 cho biết Trung Quốc chuẩn bị khôi phục hoạt động du lịch ở Hoàng Sa. Đơn vị chủ quản tàu du lịch “Công chúa Trường Lạc” ngày 16/8 tổ chức hội nghị đánh giá phương án phòng chống dịch bệnh, tiến tới khôi phục tuyến du lịch Hoàng Sa. Hội nghị cho rằng Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh trong hoạt động du lịch nội địa, bảo đảm an toàn đối với tuyến du lịch Hoàng Sa.

Báo Sina Trung Quốc ngày 18/8 cho biết công ty đầu tư hữu hạn Dầu khí Trí Tuệ và Tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã ký thỏa thuận nghiên cứu hợp tác tại lô dầu khí 22.05 (diện tích khoảng 117km2, thuộc mỏ dầu Vi Châu 10-3) ở Vịnh Bắc Bộ. Tháng 7/2018, Công ty dầu khí Trí Tuệ cùng Công ty Dầu khí ROCOIL đã ký với CNOOC hợp đồng hợp tác thời hạn 30 năm tại Lô 22.04 thuộc mỏ dầu Vi Châu 10-3.

CNN ngày 18/8 đăng tải đoạn video quay cảnh máy bay trinh sát Mỹ trong lúc tuần tra ở Biển Đông bị lực lượng Trung Quốc cảnh báo "phải rời đi ngay lập tức". Đây là lần đầu tiên trong 2 năm qua, Hải quân Mỹ cung cấp một đoạn video như vậy cho truyền thông.

Cục Hải sự Quảng Đông ngày 18/8 đăng Cảnh báo hàng hải số 0165 về hoạt động dầu khí tại Biển Đông. Từ ngày 19/8 đến ngày 20/8, tàu kéo “Dầu khí Hải Dương 684” kéo giàn khoan “Dầu khí Hải Dương 943” từ tọa độ 21-15-22.76N 115-18-42.02E đến tọa độ 21-10-51.40N 115-08-53.45E, dây kéo dài 300-600m, tốc độ 3-6 knot.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin (DDG-89) thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan, ngày 18/8 đã đi qua Eo biển Đài Loan sau khi tiến hành tập trận với Lực lượng Phòng vệ Biển của Nhật Bản. Hành động này được tiến hành theo thông lệ và thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở.

Cục Hải sự Tam Á ngày 19/8 ra Cảnh báo hàng hải số 0075 cho biết từ 20-26/8 tàu Thám Hiểm 225 kéo giàn khoan Nam Hải 07 từ tọa độ 17-37.59N 109-09.72E đến tọa độ  19-47.89N 112-14.69E trên Biển Đông, cáp kéo dài 400m, tốc độ 2-4 knot, trong hành trình có đi qua tọa độ 19-46.80N 112-10.30E, đề nghị tàu thuyền tránh xa.

Cục Hải sự Quảng Đông ngày 19/8 ra Cảnh báo hàng hải 0166 và 0167 thông báo hoạt động của Hải Dương Thạch Du 943 và Hải Dương Thạch Du 719 tại Biển Đông. Từ 20/8-20/10, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 943 tiến hành tác nghiệp khoan giếng trong bán kính 1nm ở tọa độ 21-10-51.40N 115-08-53.45E, tàu Hải Dương Thạch Du 719 tiến hành khảo sát địa chấn trong vùng biển nối liền bởi 4 điểm 19-14-36.04N 112-33-17.46E; 19-45-54.05N 112-14-07.95E; 20-00-14.70N 112-40-56.73E; 19-28-39.99N 113-00-21.00E.

 

Nguồn ảnh: Nghiên cứu Biển Đông

Nhật báo Phương Nam ngày 19/8 cho biết Trung Quốc lần đầu tiên đưa vào sử dụng tàu trục vớt cứu hộ cỡ lớn. Cục Cứu hộ hàng hải Quảng Châu (thuộc Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc) ngày 18/8 tổ chức lễ tiếp nhận tàu trục vớt cứu hộ “Hoa Tường Long”. Đây là tàu trục vớt cứu hộ cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc tự chủ thiết kế chế tạo, có năng lực hàng hải liên tục 3.600 hải lý, có thể tác nghiệp tại vùng biển sâu 55m, sức chứa có thể lên đến 220 người.

Trang CNN đăng ảnh vệ tinh của công ty Planet Labs, Mỹ ngày 18/8 cho thấy một tàu ngầm hạt nhân Type 093 của Trung Quốc đi vào hầm ngầm ở căn cứ Du Lâm. Ông Drew Thompson, cựu quan chức của Bộ quốc phòng Mỹ nhận định hình ảnh này rất hiếm khi một vệ tinh thương mại di chuyển qua khu vực này đúng lúc con tàu đi vào đường hầm vào một ngày trời quang mây. Hải quân Trung Quốc có 6 chiếc tàu ngầm Type 093, với kích thước và tính năng tương đương với các tàu ngầm lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ.

+ Chính trị - Ngoại giao:

Trong phiên trả lời chất vấn tại Hạ viện Malaysia, BTNG Malaysia Hishammuddin ngày 13/8 cho biết Malaysia kiên trì bảo vệ yêu sách trên Biển Đông, đồng thời tiếp cận thận trọng để tránh các hành động gây ra hoặc leo thang căng thẳng. Malaysia phản đối các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông trái với luật pháp quốc tế; đồng thời tích cực trao đổi với lãnh đạo các nước có yêu sách ở Biển Đông tránh các sự vụ căng thẳng, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại, đàm phán hoặc ngoại giao. Trong khi đó, lực lượng của Malaysia tiếp tục tuần tra giám sát bãi Luconia và tiến hành chiến dịch “tuần tra” liên ngành (Opa Naga) chống IUU ở các vùng biển của Malaysia trên Biển Đông (từ 2019 đến nay bắt giữ 121 tàu cá nước ngoài vi phạm nhiều tội danh khác nhau).

Ngày 17/8, liên quan đến việc tàu của Cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia truy đuổi tàu cá Việt Nam làm một người thiệt mạng, NPN BNG Việt Nam cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã liên hệ với cơ quan chức năng Malaysia xác minh, làm rõ vụ việc. Cục Lãnh sự, BNG Việt Nam đã giao thiệp với ĐSQ Malaysia yêu cầu phía Malaysia xử lý nghiêm nhân viên công vụ làm ngư dân Việt Nam thiệt mạng, đối xử nhân đạo với ngư dân và tàu cá Việt Nam.

Học viện Ngoại giao cùng Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Hà Nội và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) ngày 19/8 tổ chức Đối thoại biển (kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến) với chủ đề “Phát triển biển bền vững: Chia sẻ quan điểm của Việt Nam và EU” để trao đổi quan điểm và thực tiễn phát triển bền vững kinh tế biển và thúc đẩy hợp tác biển giữa Việt Nam và EU. Khoảng 150 đại biểu đã tham dự sự kiện, trong đó có hơn 20 chuyên gia, học giả EU và các nước thành viên, 20 đại diện đến từ 14 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, gần 100 chuyên gia, đại biểu Việt Nam cùng nhiều phóng viên trong và ngoài nước.

Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti ngày 19/8 nhận định Đối thoại biển Việt Nam - EU giúp làm rõ các chính sách biển của EU, vốn là công cụ thúc đẩy sự ổn định và giải quyết các tranh chấp biển. Với Liên minh châu Âu, phát triển biển bền vững, hay còn gọi là Tăng trưởng xanh (Blue Growth) là một chiến lược dài hạn, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững tổng thể trên biển trong từng lĩnh vực và là một phần của Chiến lược châu Âu 2020 vì sự phát triển bền vững, thông minh và bao trùm. EU có nhiều kinh nghiệm trong thúc đẩy kinh tế biển bền vững thông qua thúc đẩy hợp tác biển.

Bộ Ngoại giao sáng 19/8 tổ chức Hội thảo quốc tế “Việt Nam-ASEAN: 25 năm qua và chặng đường phía trước”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 53 năm ngày thành lập ASEAN và 25 năm Việt Nam tham gia ASEAN. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định trong 25 năm tham gia ASEAN, Việt Nam luôn là một thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm, đóng góp hết mình vì sự phát triển của ASEAN, nhất là trong những thời khắc quan trọng. Các đại biểu tại hội thảo chia sẻ đánh giá cho rằng ASEAN đã phát triển vượt bậc sau 53 năm thành lập, trở thành mái nhà chung của khoảng 650 triệu người dân, có một nền kinh tế năng động với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt hơn 3.200 tỉ USD và kim ngạch thương mại đạt 2.800 tỉ USD.

Tại họp báo ngày 20/8 về việc Trung Quốc điều oanh tạc cơ H6J đến đảo Phú Lâm, Hoàng Sa , NPN BNGVN Lê Thị Thu Hằng khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc các bên đưa các loại vũ khí cũng như máy bay chiến đấu ra quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông; kêu gọi các bên có đóng góp trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông.

Góc nhìn quốc tế

+ Trung Quốc:

Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/8 cho rằng các bên nên tuân thủ nguyên tắc "không nổ phát súng đầu tiên" tại eo biển Đài Loan. Tình hình eo biển Đài Loan ngày càng căng thẳng và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Mỹ và Đài Loan.

Chen Xiangmiao, Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS), ngày 17/8 nhận định cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới đang được Mỹ triển khai hết công suất: (1) Mâu thuẫn Mỹ - Trung ở Biển Đông sẽ tăng lên do Mỹ coi Biển Đông nằm trong cuộc cạnh tranh chiến lược tổng thể với Trung Quốc; (2) Mỹ thay đổi mục tiêu hoạt động sang chuẩn bị cho chiến tranh; (3) Mỹ tập hợp một nhóm nước chống lại Trung Quốc, khiến cục diện 2 cực dần định hình; (4) Mỹ muốn lập các quy tắc trên biển mới ở Biển Đông để duy trì sự thống trị khu vực.          

Báo Sina, Trung Quốc, ngày 18/8 cho biết việc Mỹ muốn dùng chiến thuật mới để không kích các đảo đá ngầm ở Biển Đông là nhiệm vụ không khả thi do sự đầu tư binh lực của Mỹ còn hạn chế.

TS. Mark J. Valencia, Viện Nghiên cứu quốc gia Trung Quốc về Biển Đông, ngày 18/8 trên Lawfareblog, cho rằng thành công của vụ kiện (nếu có) mà Việt Nam đệ trình lên cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS về tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc phụ thuộc vào vấn đề Việt Nam đệ trình - nếu giới hạn trong các tuyên bố và hành động của Trung Quốc gần bãi Tư Chính thì luật quốc tế có lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp những cản trở về mặt pháp lý và chính trị. Về pháp lý: (i) mức độ và hiệu lực các yêu sách của Việt Nam về EEZ và thềm lục địa có thể bị xem xét do đường cơ sở của Việt Nam, (ii) quy chế pháp lý của các thực thể ở Trường Sa (theo kết luận Toà Trọng tài năm 2016) không áp dụng cho Hoàng Sa, do đó, yêu sách của Trung Quốc đối với một phần EEZ và thềm lục địa của Việt Nam dựa trên EEZ và thềm lục địa của Hoàng Sa có thể làm phức tạp thêm thẩm quyền của Toà, (iii) Trung Quốc có thể lập luận: cho tới khi có phán quyết hoặc đường biên giới thì không bên nào được khai thác tại phần EEZ và thềm lục địa của Việt Nam mà Trung Quốc cũng yêu sách, (iv) vấn đề thẩm quyền của Toà do tuyên bố song phương nói rằng tranh chấp biển giữa hai nước sẽ được giải quyết thông qua đàm phán – trong trường hợp tuyên bố này được coi là điều ước quốc tế. Về chính trị: (i) Trung Quốc có thể không tham gia vào vụ kiện và áp dụng chính sách “cây gậy và củ cà rốt” (với nhiều biện pháp trả đũa) cho đến khi đạt được kết quả thuận lợi; và (ii) Việt Nam khó có thể trông chờ vào sự ủng hộ quốc tế, bao gồm Mỹ, để chống lại Trung Quốc. Việt Nam nên cân nhắc kỹ lưỡng những mặt trái nếu mạo hiểm kiện Trung Quốc.

+ Đông Nam Á:

Tờ Financial Times ngày 17/8 nhận định Philippines đang làm suy yếu lập trường của Mỹ ở Biển Đông. Dù gần đây Mỹ đẩy mạnh can dự trong vấn đề Biển Đông, lập trường của Philippines vẫn giữ nguyên. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Philippines sẽ không tham gia tập trận hải quân ở Biển Đông. Tổng thống Duterte cho rằng không thể khẳng định yêu sách của Manila tại Biển Đông vì Trung Quốc có vũ khí còn Philippines thì không. Cách hành xử của Philippines cho thấy thay đổi trong bức tranh chính trị khu vực, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Học giả Jay Batongbacal (Đại học Philippines) nhận định ông Duterte đang đánh đổi chủ quyền ở Biển Đông để đổi lấy vắc-xin.

Học giả Kathrin Hille và John Reed ngày 17/8 nhận định sự do dự của Philippines làm suy yếu sự cạnh tranh và lập trường cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc. Mỹ loại Trung Quốc khỏi tập trận hải quân RIMPAC 2020, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, từ bỏ trung lập về Biển Đông, và thực hiện các hoạt động FONOP để cạnh tranh với Trung Quốc. Tuy nhiên Philippines, đối tác trọng yếu trong chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc, lại là một điểm yếu vì quan hệ và chính sách Philippines với Trung Quốc.

Học giả Suresh Somu ngày 19/8 nhận định trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gây bất ổn nhằm thực hiện tham vọng thống trị Biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung xuống thấp và Mỹ cố lôi kéo các nước Đông Nam Á làm cho tình hình ngày càng trầm trọng. Trung Quốc thực hiện chiến lược đối thoại song phương với các nước Đông Nam Á để loại bỏ can thiệp và ảnh hưởng từ bên thứ ba (Mỹ, Nhật hoặc Úc). Trong khi đó, TS. Ian Bremmer cho biết “Mỹ giảm bớt chi tiêu cho đồng minh và tách khỏi thương mại là có lợi cho Trung Quốc vì đã ngăn cản mặt trận thống nhất và khiến các cường quốc nhỏ hơn khó có thể dựa vào Mỹ”. Các nước ASEAN đang đối mặt với thế lưỡng nan khi vừa phải tìm cách đẩy lùi Trung Quốc ở Biển Đông để bảo vệ chủ quyền, vừa phải duy trì quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích kinh tế.

+ Châu Âu – Mỹ

Sean Quirk trên trang Lawfare blog ngày 17/8 cho rằng việcMỹ khẳng định Trung Quốc không thể yêu sách lãnh thổ đối với Đá Vành Khăn là một bước tiến đáng kể trong lập luận của Mỹ. Lập trường mới này cũng vượt ra ngoài kết luận của phán quyết Biển Đông năm 2016. Tuyên bố của Ông Pompeo cũng bác bỏ “bất kỳ yêu sách biển nào của CHND Trung Hoa” vượt ra ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý của các thực thể Trường Sa. Tuyên bố xác định các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính là thuộc Việt Nam, Bãi cạn Luconia do Malaysia quản lý. Thêm vào đó, Ông Pompeo nói rằng bất kỳ “hành động nào của CHND Trung Hoa nhằm quấy rối việc đánh bắt cá hoặc phát triển dầu khí của các quốc gia khác ở những vùng biển này” là bất hợp pháp.

Tờ The Conversation ngày 18/9 cho biết hiện Mỹ có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc tuy nhiên Mỹ gặp khó khăn xây dựng liên minh chống Trung Quốc. Trong bối cảnh Chính quyền Trump xử lý Covid 19 không hiệu quả, để có thể tái cử, ông Trump tìm cách xây dựng liên minh gia tăng chống Trung Quốc và thay đổi quan hệ Mỹ - Trung tới mức không thể vãn hồi. Dù vậy, các nước Đông Nam Á không mặn mà hợp tác với Mỹ ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Thậm chí các tuyên bố chống Trung Quốc dường như lại nêu bật chính sách “nước Mỹ trên hết”. Hành động của Mỹ chỉ làm hoạt động liên hợp đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông khó khăn hơn.

Học giả Hamzah Taoqeer trên tờ Modern Diplomacy ngày 19/8 nhận định các quy tắc và nền tảng của luật quốc tế đang bị Trung Quốc thách thức (Trung Quốc tìm cách lách luật quốc tế). Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông (xây dựng cơ sở quân sự ở các thực thể tranh chấp, thực hiện hoạt động thăm dò ở vùng biển nước khác) làm suy yếu và thay đổi trật tự thế giới và quy định quốc tế (các nước Phương Tây xây dựng để điều chỉnh hành vi các nước). Trung Quốc duy trì hiện diện ở Biển Đông nhằm đối phó lại hành động phản kháng và việc Mỹ gia tăng hiện diện. Do đó, Mỹ đang dùng nhiều biện pháp để đối phó với Trung Quốc trong khi Trung Quốc tìm cách tránh đối đầu trực diện với Mỹ và vẫn thao túng hệ thống quốc tế để hưởng lợi.

+ Các nước khác:

Học giả Rebecca Strating, Đại học La Trobe, Úc ngày 13/8 cho rằng Úc đã thúc đẩy ủng hộ trật tự trên biển dựa trên luật lệ nhằm đối phó với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng duy trì cách tiếp cận đối với hoạt động quân sự như cũ. Do đó, việc này giúp bảo vệ luật lệ trên biển và tránh Bắc Kinh trả đũa kinh tế.

GS. Paul Dibb, Đại học Quốc gia Úc ngày 13/8 cho biết có 2 luồng phản ứng từ Úc đối với bài phát biểu ngày 23/7 của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về "Đảng Cộng sản Trung Quốc và tương lai của thế giới tự do" (phát biểu cảnh báo mối đe dọa về hệ tư tưởng từ Đảng Cộng sản Trung Quốc). Một bên cảm thấy bài phát biểu này rất đáng sợ; còn bên khác cho rằng đây là đánh giá đầy thuyết phục về Trung Quốc. Chính phủ Úc không nên sử dụng ngôn từ hay ủng hộ phát biểu này của Mike Pompeo. Mặc dù Ngoại trưởng Úc đã tuyên bố Úc sẽ làm theo cách của riêng mình dựa theo lợi ích của Úc, nhưng Tuyên bố AUSMIN 2020 phản ánh lo ngại sâu sắc về mối đe dọa cưỡng ép và quyết liệt từ Trung Quốc. 

Tờ Times of India ngày 18/8 nhận định lập trường của Mỹ đối với Biển Đông mở ra nhiều cơ hội cho ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng thời đặt ra nhiều trách nhiệm hơn cho các nước này: (iCần tăng cường đưa các hành vi phi pháp của Trung Quốc ra các cơ chế quốc tế như LHQEU…; (iiCác nước ASEAN có thể sẽ được giúp đỡ nhiều hơn trong việc tăng cường năng lực quân sự; (iii) Chủ tịch ASEAN không được để bất kỳ nước thành viên nào bị cưỡng ép hoặc thuyết phục bởi Trung Quốc; (iv) Cần chống lại yêu sách đường chín đoạn một cách hiệu quả; (v) ASEAN có thể khiến TrungQuốc trả giá về kinh tế thông qua giảm tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc.

Học giả Misha Ketchell ngày 18/8 nhận định dù Mỹ vẫn chưa thể xây dựng được liên minh đ đương đầu với Trung Quốc trong vấn đ Biển Đông. Ngoài việc Úc thể hiện sự hưởng ứng, các nước ASEAN vẫn thận trọng. Lý do là các nước đều lo ngại sự mâu thuẫn của chính quyền Trump khi vừa ưu tiên Mỹ trên hết, vừa kêu gọi liên minh đối phó với Trung Quốc. Việc Tổng thống Trump chưa từng dự Thượng đỉnh EAS hay hạ thấp vai trò của các đồng minh khu vực cũng khiến Mỹ khó tạo lập được một liên minh các đối tác chung chí hướng đ ủng hộ lập trường của Mỹ Biển Đông.

Học giả Misha Ketchell ngày 18/8 nhận định Mỹ vẫn chưa thể xây dựng được liên minh đ đối phó với Trung Quốc trong vấn đ Biển Đông. Ngoài việc Úc thể hiện hưởng ứng, các nước ASEAN vẫn thận trọng. Lý do là các nước đều lo ngại sự mâu thuẫn của Chính quyền Trump khi vừa ưu tiên Mỹ trên hết, vừa kêu gọi liên minh đối phó với Trung Quốc. Việc Tổng thống Trump chưa từng dự Thượng đỉnh EAS hay hạ thấp vai trò của các đồng minh khu vực cũng khiến Mỹ khó tạo lập được một liên minh các đối tác chung chí hướng đ ủng hộ lập trường của Mỹ Biển Đông.

Bản PDF tại đây

@Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao

"Bản tin tuần Nghiên cứu Biển Đông" được soạn thảo từ các tài liệu công khai nhằm tổng hợp thông tin giúp bạn đọc. Các thông tin trong Bản tin không phản ánh quan điểm của Viện Biển Đông. Ban biên tập không chịu trách nhiệm đối với sự thay đổi về nội dung của tin gốc cũng như đường dẫn kèm theo đến các tin gốc.

Mọi đóng góp ý xin gửi vào email: scsi@dav.edu.vn