KẾT QUẢ TÌM KIẾM : 2551

BỘ LỌC :

THỜI GIAN

Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc

Mỹ và Ấn Độ có cơ hội để cùng xác định và triển khai một tầm nhìn địa kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải vượt qua nhiều trở ngại khó khăn. Những nỗ lực từ Mỹ đều thất thường và đôi khi là thất sách trong khi đó, lịch sử và danh tiếng của Ấn Độ trong việc làm việc với các thể chế kinh tế đa phương khá hỗn tạp.

07/08/2018

Bản đồ Đường lưỡi bò liền nét: Khoa học bị lợi dụng, Lịch sử bị bóp méo, Luật pháp bị bẻ cong

Dưới sự tài trợ và ủng hộ của chính phủ Trung Quốc, các học giả có lẽ sẽ tiếp tục cần mẫn tìm kiếm và ngụy tạo các chứng cớ lịch sử trên danh nghĩa khoa học. Nếu tiếp tục cố chấp với lỗi lầm của mình, Trung Quốc sẽ tiếp tục lúng túng và bế tắc, càng cố càng sai, càng giải thích, càng đi sâu vào ngõ cụt.

30/07/2018

Chính sách của Nhật Bản đối với Biển Đông: Tác động và triển vọng hợp tác cho Việt Nam

Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã tích cực can dự vào vấn đề Biển Đông cũng như thường xuyên triển khai các hoạt động hỗ trợ năng lực cho các nước ven biển, trong đó có Việt Nam. Triển vọng hợp tác hai nước trong tương lai sẽ càng được mở rộng khi cả hai nước cùng hiểu rõ chính sách và nhu cầu của nhau.

25/07/2018

Bàn về tư duy chiến lược: Lý thuyết, thực tiễn và trường hợp Việt Nam

Chính sách/quyết định quốc gia hay quốc tế thường phải đạt tầm “tư duy chiến lược”. Nếu một chính sách chỉ giải quyết được các vấn đề thứ yếu, trước mắt mà để lại hậu quả, hệ lụy tiêu cực lâu dài, đó sẽ là một “sai lầm chiến lược”; ngược lại, nếu đạt mục tiêu cơ bản, chính yếu thì chính sách đó sẽ có ý nghĩa chiến lược và thành công.

25/07/2018

Quan điểm của Nhật Bản về Biển Đông và những tác động đối với Trung Quốc

Trong thời gian gần đây, Nhật Bản liên tục thể hiện quan điểm kiên quyết, nhất quán về vấn đề Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh việc triển khai hoạt động trên Biển Đông. Bài viết sẽ góp phần làm rõ hơn sự can dự của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông và tác động của việc can dự đối với quá trình Trung Quốc triển khai thực hiện chiến lược cường quốc biển.

25/07/2018

Khả năng thành lập Tổ chức Quản lý nghề cá ở Biển Đông

Nguồn cá ở Biển Đông đang bị suy giảm mạnh. Đồng thời, đây cũng là khu vực chồng chéo các yêu sách biển, gây khó khăn cho ngư dân các nước trong việc thực hiện quyền đánh bắt cá trên vùng biển quốc gia và quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, việc thành lập một Tổ chức quản lý nghề cá ở Biển Đông có thể được xét tới như một giải pháp cần thiết và hữu ích.

25/07/2018

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Bài viết tập trung phân tích ba câu hỏi, chủ yếu có tính thủ tục và sơ khởi, mà các nhà đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) sẽ gặp phải trong thời gian tới: (i) tính chất của COC; (ii) COC sẽ được đàm phán giữa một bên là ASEAN và bên kia là Trung Quốc hay là cuộc đàm phán giữa 11 nước; và (iii) mối quan hệ giữa Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002 và COC dự định ký kết trong thời...

25/07/2018

Bàn về đổi mới quy trình ra quyết sách đối ngoại của Việt Nam

Các mối quan hệ quốc tế đang vận động trong một môi trường đa chiều và phức tạp. Điều này đòi hỏi tất cả các nước phải có những cách tư duy và ra quyết định phù hợp với bối cảnh mới. Việt Nam cũng cần phải có những điều chỉnh phù hợp với xu hướng này.

23/07/2018

Vấn đê biển Đông trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh

Bài viết tập trung phân tích, làm rõ quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông được thể hiện qua động thái thay đổi lập trường từ “không dính líu” sang “can dự có chừng mực” và “tích cực can dự” trong các diễn biến liên quan đến Biển Đông. Đồng thời bài viết cũng đưa ra một số nhận xét về quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông từ sau Chiến tranh Lạnh.

23/07/2018