KẾT QUẢ TÌM KIẾM : 2551

BỘ LỌC :

THỜI GIAN

Trung Quốc và ASEAN trên Biển Đông: Những cơ hội và nguy hiểm

Quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN về vấn đề Biển Đông dường như đang được cải thiện. Trong khu vực, người ta nói đến hợp tác kinh tế và khoa học, khai thác chung tài nguyên biển, bộ quy tắc ứng xử. Nhưng thực tế hoàn toàn khác và chúng ta không thể quên một điều cốt yếu: Sự mất cân xứng về công nghệ và quân sự, những cơ hội và nguy hiểm của việc khai thác chung... có lợi cho Bắc Kinh!

01/03/2019

Can dự: Biện pháp đối phó hiệu quả nhất với Triều Tiên

Bài phỏng vấn Tiến sĩ Chung-in Moon, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Moon Jae-in về các vấn đề thống nhất, ngoại giao và an ninh quốc gia. Tiến sĩ Chung-in Moon được biết đến rộng rãi như là một trong những chuyên gia hàng đầu về quan hệ liên Triều cũng như nhờ đóng góp của ông về học thuật và hoạt động trong chính phủ.

25/02/2019

Cách thức đúng đắn để Mỹ đẩy lùi Trung Quốc ở Biển Đông

Một liên minh hiệu quả ở Biển Đông sẽ là thứ giúp bảo vệ các quyền lợi mà các nước Đông Nam Á được hưởng trong vùng biển của chính họ, đồng thời khiến Bắc Kinh phải đưa ra những nhượng bộ dài hạn hoặc phải trả một cái giá cắt cổ về ngoại giao và kinh tế. Nhưng để làm được điều đó, Washington cần đưa chính sự sáng tạo và tham vọng mà họ đã thể hiện ở biển Hoa Đông đến Biển Đông.

25/02/2019

Hội nghị Mỹ-Triều lần hai: Vai trò của Trung Quốc và Hàn Quốc

Trong các cuộc đàm phán Mỹ-Triều, vai trò của Trung Quốc là đem lại cảm giác an toàn cho Triều Tiên khi đàm phán trực tiếp với Mỹ, trong khi đó, Hàn Quốc sẽ đóng vai trò là một kênh đối thoại gián tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên, cũng như làm “chất xoa dịu” để giảm bớt những căng thẳng có thể leo thang theo giai đoạn.

25/02/2019

Quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ trong năm 2019 sẽ ra sao?

Trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ đang đi xuống do hai bên còn nghi kị lẫn nhau, điều hai nước nên làm trong năm 2019 là tiến hành một cuộc đối thoại chiến lược có ý nghĩa và mang tính bao quát. Nếu có thể, cơ chế đối thoại chiến lược giữa hai nước hiện nay có thể được nâng cấp thành một cơ chế mới và toàn diện.

21/02/2019

"Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" cần sự đồng thuận

Hiện vẫn chưa có sự đồng thuận về ý tưởng bao trùm sáng kiến kiến "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" cũng như chưa rõ các cấu trúc cần thiết cho việc thực thi. Nói đúng hơn là mọi thứ vẫn còn rất mơ hồ. ASEAN và các quốc gia khác nên tham gia vào FOIP để đóng góp cho công cuộc xây dựng nó và hình thành được một trật tự khu vực mang tính tổng thể hơn.

21/02/2019

Cách để ASEAN vượt qua "mùa gió chướng" kinh tế

Các nền kinh tế Đông Nam Á có thể phải đối mặt với những cơn gió ngược lớn về kinh tế vào năm 2019 trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc gia tăng và Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Để giúp vượt qua những tác động, các thành viên của ASEAN nên dành ưu tiên cho việc đạt được những tiến bộ trong các sáng kiến khu vực.

21/02/2019

Từ bỏ NATO và bảo vệ châu Âu mới - Hướng đi tiếp theo của Mỹ?

Mỹ nên hợp tác với NATO với tư cách không phải là thành viên của tổ chức này, và tập trung vào các nguồn lực hữu hạn mà Mỹ có thể đạt được, từ những cuộc cạnh tranh quan trọng mà Mỹ phải đối mặt với Trung Quốc ở Thái Bình Dương đến những quốc gia ở châu Âu mới vẫn có ý chí chiến đấu, và vẫn mang theo ngọn đuốc của nền văn minh phương Tây.

21/02/2019

Điểm sách: “Tầm nhìn lạc quan?: Tái cân bằng, đảm bảo và giải pháp chiến lược cho quan hệ Mỹ - Trung”

Cuốn sách tập trung phân tích hai ý chính: (i) Các nguyên nhân dẫn đến xung đột, căng thẳng leo thang của hai cường quốc Mỹ - Trung; và (ii) những đề xuất nhằm xoa dịu và giảm nhẹ căng thẳng leo thang của hai nước. Cuốn sách còn có giá trị tham khảo đối với cả với những nước ngoài cuộc, có thể nhìn vào những diễn biến đó để điều chỉnh chính sách của mình cho phù hợp hơn để chịu ít tổn thương nhất khi...

09/01/2019

Điểm sách: Liệu Trung Quốc có chiếm lĩnh thế kỷ 21?

Cuốn sách đã tiến hành phân tích một cách toàn diện các khía cạnh trong quá trình phát triển của Trung Quốc từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…, cho đến tư tưởng, ý thức hệ, để đưa ra kết luận, mặc dù Trung Quốc đang sở hữu nhiều lợi thế vượt trội song vẫn tiềm tàng nhiều yếu tố khiến việc trở thành cường quốc hàng đầu, thống lĩnh thế giới trong thế kỷ 21 vẫn là một tham vọng chưa thể đạt tới...

07/01/2019