Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), từ lâu được mô tả là mô hình thành công nhất của sự hội nhập khu vực trong thế giới hậu thực dân, đã ngày càng trở nên bất lực trong việc kiềm chế Trung Quốc làm xói mòn trật tự dựa trên quy tắc của khu vực vốn được định hướng bằng nguyên tắc không gây hấn, tránh xung đột và chủ nghĩa đa phương tự do.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia chủ chốt ở châu Á – Thái Bình Dương đồng thời cũng là là quốc gia đồng minh chính trong chiến lược của Mỹ ở khu vực. Nhưng thù hằn quá khứ dai dẳng của Hàn Quốc với Nhật Bản vẫn luôn sôi sục từ lâu. Giờ đây, động thái áp đặt hạn chế thương mại của Nhật Bản đối với Hàn Quốc càng khoét sâu thêm rạn nứt này.
Thành công của Trung Quốc ở Campuchia cho thấy cách tiếp cận của nước này có khả năng thành công ra sao trong việc thu hút bạn bè và đồng minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong những tình huống cụ thể. Nhưng nó cũng cho thấy thế tiến thoái lưỡng nan căn bản vốn sẽ cản trở các nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng sự hiện diện quân sự ở nước ngoài.
Việc thực hiện Trục hàng hải toàn cầu (GMF) của Chính quyền Jokowi đang ở giai đoạn nào sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên? Và trong nhiệm kỳ 2 này, GMF sẽ được thực hiện ra sao? Liệu ông Jokowi còn tiếp tục ưu tiên thực hiện chiến lược này như đã cam kết hay không, hay đang dần chuyển sang ưu tiên mục tiêu mới, thiết thực và quan trọng hơn.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất thế giới, tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển để đổi lấy quyền tiếp cận các loại nguyên liệu thô. Một nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ mới là rất lớn.
Quan hệ thương mại Mỹ-Đông Nam Á quan trọng đối với cả hai bên và sẽ trở nên ngày càng có lợi khi các nền kinh tế Đông Nam Á phát triển. Mỹ vẫn là một cường quốc nổi trội ở Đông Nam Á và được cho là vẫn có nhiều ảnh hưởng đòn bẩy kinh tế ở châu Á hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, không có những thay đổi trong chính sách của Mỹ liên quan đến các dàn xếp thương mại đa phương ở châu Á, các mối quan hệ sẽ không...
Từ ngày 03/7/2019 nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính - vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Đây là hành động được toan tính kỹ, có lộ trình trong quá trình triển khai chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay.
Hiện nay, không có thông tin công khai về việc Chính phủ Philippines chính thức yêu cầu Mỹ có một đánh giá hiệp ước chính thức. Người ta cho rằng một đánh giá chính thức sẽ vấp phải những khó khăn, trước hết là trong việc đạt được sự nhất trí về những sửa đổi đối với một hiệp ước có từ 7 thập kỷ trước và sau đó là trong việc phê chuẩn một hiệp ước đã sửa đổi ở cả 2 nước.
Khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran trở nên sâu sắc hơn, các nước nhập khẩu dầu hàng đầu ở châu Á quan sát một cách thận trọng.
Nếu không có một phản ứng cứng rắn từ phía cộng đồng quốc tế đối với các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, các vụ việc tương tự sẽ còn lặp lại trong những năm tới, lý do đơn giản là Bắc Kinh rất hào hứng nhận ra rằng các hành động cưỡng ép của họ đã mang lại hiệu quả.