28/04/2011
Được đăng tải trên NY Times ngày 25/4 là bài viết với nhan đề “Odd Man Out At Sea” của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage, cựu Thứ trưởng QP John Hamre và cựu Chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Thad. Bài viết phân tích tính cần thiết và đưa ra những lợi ích, không chỉ về mặt kinh tế, an ninh quốc gia hay ngoại giao mà nước Mỹ có thể thu được từ việc thông qua Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS)
Mỹ nên thông qua Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Tờ NY Times đăng bài nhan đề “Nguyên quan chức cấp cao Mỹ chủ trương thông qua luật pháp để can dự vào vấn đề Biển Đông” của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage, cựu Thứ trưởng QP John Hamre và cựu Chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Thad Allen. Nội dung chính như sau: Mặc dù 30 năm qua đã có tới 160 nước ký thông qua UNCLOS, tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa phê chuẩn Công ước và điều này gây bất lợi về kinh tế và quân sự đối với nước đứng đầu thế giới về sức mạnh hàng hải.
Công ước này pháp điển hóa các nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi về vùng lãnh hải, đường hàng hải và nguồn tài nguyên đại dương. Nó cũng cho phép các nước ký kết đặc quyền khai thác cá và mỏ trong giới hạn 200 hải lý từ đường bờ biển (còn gọi là vùng đặc quyền kinh tế). Cho dù chính phủ Mỹ ban đầu đã bỏ phiếu để soạn ra Công ước này cũng như đàm phán nhiều điều khoản trong đó sao cho có lợi cho Mỹ, QH Mỹ chưa bao giờ phê chuẩn nó.
Với đường bờ biển dài 12.500 hải lý, 360 cảng thương mại lớn và là nước có khu vực đặc quyền kinh tế lớn nhất thế giới, việc ký kết Công ước giúp Mỹ thu được nhiều lợi ích. UNCLOS là khung pháp lý duy nhất quản lý vùng biển quốc tế, nếu được thông qua sẽ đảm bảo cho chúng ta được sự thừa nhận của quốc tế về tuyên bố thềm lục địa bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế tới tận 600 hải lý nhằm khai thác và thăm dò khu vực Bắc Băng Dương giàu tài nguyên khi núi băng tan. Nó cũng sẽ giúp các công ty Mỹ khung pháp lý công bằng và ổn định khi đầu tư vào các dự án khai thác mỏ ở đáy biển sâu.
Phê chuẩn UNCLOS cũng giúp tăng cường an ninh quốc gia do tăng khả năng linh hoạt cho lực lượng Hải quân Mỹ hoạt động tại vùng biển xa và tại các đặc khu kinh tế và vùng biển nước khác. Điều này đặc biệt quan trọng tại khu vực châu Á - TBD và Biển Đông, những nơi đang có căng thẳng giữa TQ, Nhật và các quốc gia ĐNA bởi cách hiểu mâu thuẫn nhau về vùng nước lãnh thổ và vùng biển quốc tế.
Điều quan trọng nhất là phê chuẩn UNCLOS sẽ là một chiến thắng ngoại giao bởi khi đó sức mạnh Mỹ được xác định không chỉ bởi yếu tố kinh tế và quân sự mà còn bởi những lý tưởng, sự lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược và uy tín quốc tế.
Hiện vẫn có những người cho rằng việc tham gia những hiệp định quốc tế sẽ ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia và hạn chế các mục tiêu trong chính sách đối ngoại Mỹ. Những gì đang xảy ra tại Lybia cho thấy LHQ và các liên minh quốc tế đóng một vai trò không thể thiếu được trong thời điểm khủng hoảng và bảo đảm sự cân bằng cần có khi các cường quốc mới nổi công nhiên thách thức sức mạnh kinh tế và quân sự Mỹ.
Tháng 7 năm ngoái, NT Clinton đã giành được sự tôn trọng khi trấn an các nước ĐNA rằng Mỹ ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực đa phương nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Biển Đông, lên án chiến thuật đơn phương và cách làm mạnh tay của TQ. Tuy vậy, lập trường mạnh mẽ tương tự của Mỹ rốt cục lại bị phá hoại do chúng ta đơn phương không phê chuẩn UNCLOS và nó chỉ ra rằng, chúng ta không thực sự cam kết với hệ thống luật pháp biển.
Những lý do trên cho thấy phê chuẩn UNCLOS có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Vào thời điểm sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ bị thử thách, chúng ta cần nắm vị trí lãnh đạo cả trên đất liền và trên biển.
Theo NY Times
TT (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...