Kế hoạch đồn trú quân sự mới của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa sẽ làm gia tăng căng thẳng quốc tế. Mỹ nên nhấn vào bảo đảm an ninh thế giới trước nguy cơ cưỡng ép bất hợp pháp hơn việc đặt tự do hàng hải lên hàng đầu.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đã trở thành điểm va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ. Lời qua tiếng lại giữa 2 nước tăng lên trong thời gian qua. Đáng tiếc là có sự hiểu lầm về lý do Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông nơi mà Mỹ không phải là một bên liên quan.
Nhiều người cho rằng sự quan tâm chủ yếu của Mỹ tại Biển Đông là sự tự do hàng hải trên Biển Đông trước nguy cơ Trung Quốc có thể ngăn cản tàu bè qua lại. Điều rõ ràng là nếu tự do hàng hải trên Biển Đông bị cản trở, Mỹ sẽ ra tay bảo vệ. Nhưng hiện tại, tự do hàng hải trên Biển Đông không phải là vấn đề. Trung Quốc nói họ không can thiệp vào tự do hàng hải và sẽ không gây ảnh hưởng trong tương lai.
Trên Biển Đông, Trung Quốc đang thực hiện cái mà các nhà ngoại giao của họ thường vẫn lên án đó là chủ nghĩa bành trướng hoặc chính sách sức mạnh: nước lớn áp đặt nước nhỏ. Những hành động đơn phương của Trung Quốc củng cố kiểm soát lãnh thổ và nguồn lợi thiên nhiên trên Biển Đông trong những năm qua là đáng quan ngại.
Tranh chấp Trung - Mỹ trên Biển Đông là tranh chấp hai quan điểm. Quan điểm của Mỹ là bảo đảm thực hiện các tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền lợi của nước nhỏ tránh bị nước lớn bắt nạt và giải quyết tranh chấp trên cơ sở công bằng. Trong khi đó, quan điểm của Trung Quốc là khôi phục lại ảnh hưởng một thời của Trung Quốc tại Đông và ĐNÁ theo một cách thức là luật pháp quốc tế phải phục vụ lợi ích Trung Quốc, các nước khu vực không được đưa ra những quyết định không phù hợp với Trung Quốc. Trung Quốc đang tìm cách thực thi trật tự của kẻ mạnh tại khu vực.
Vấn đề tự do hàng hải không nên đặt lên hàng đầu, thay vì đó, Mỹ nên nhấn vào bảo đảm an ninh thế giới trước nguy cơ cưỡng ép bất hợp pháp. Sự can thiệp của Mỹ về vấn đề Biển Đông rõ ràng phù hợp với lợi ích của các nước nhỏ trong khu vực đang tìm cách tránh sự bắt nạt của Trung Quốc. Đây chính là vấn đề mà quan chức Mỹ cần phải thể hiện.
Nguồn: Bài viết của Denny Roy, thành viên cao cấp Trung tâm Đông - Tây
Thùy Anh(gt)
- Chiến lược tái cân bằng của Mỹ và tranh chấp tại Biển Đông[10/09/2012 00:00]
- Vì sao tình hình Biển Đông ngày càng nóng?[07/09/2012 00:00]
- Biển Đông: Nút thắt khó gỡ trong quan hệ Mỹ-Trung[05/09/2012 11:22]
- Trở ngại trong hợp tác biển đảo giữa Đài Loan và Trung Quốc Đại lục[31/08/2012 10:17]
- Mỹ bối rối trước các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á[30/08/2012 00:00]
- Suy tính chiến lược của các nước lớn trong cuộc đọ sức ở Biển Đông[27/08/2012 00:00]
- Biển Đông: Vùng biển dữ của Châu Á[21/08/2012 07:12]
- "Thành phố Tam Sa" - Chiến lược xoay trục của Trung Quốc?[21/08/2012 07:09]
- Nhật Bản sẵn sàng đối phó với Trung Quốc tại Senkaku[17/08/2012 15:54]
- Tính toán của Trung Quốc tại Biển Đông[15/08/2012 06:00]
- Trung Quốc tăng cường đe dọa ở Biển Đông: Nguyên nhân và lựa chọn[15/08/2012 00:00]
- Trung Quốc: Kẻ bắt nạt ở Biển Đông[10/08/2012 14:33]
- Trung - Đài bất đồng lớn trong vấn đề Biển Đông[10/08/2012 11:02]
- Đấu khẩu Mỹ - Trung xung quanh tranh chấp Biển Đông[08/08/2012 15:34]
- Trung Quốc đang đánh mất hình ảnh ngoại giao?[07/08/2012 00:00]
- Tranh chấp Biển Đông: Cách thức để các quốc gia làm rõ các yêu sách vùng biển[02/08/2012 15:42]
- Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông[02/08/2012 10:50]
- Vượt ra ngoài Bản nguyên tắc 6 điểm: ASEAN cần làm gì tiếp?[02/08/2012 10:22]