Trung Quốc và Mỹ đã leo thang cuộc chiến về ngôn từ đối với các tranh chấp tại Biển Đông khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tới để phản đối về các nhận định của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tháng trước, Trung Quốc đã khiến cho các quốc gia láng giềng lo lắng vì đã thiết lập một đơn vị đồn trú quân sự mới tại Biển Đông. Thứ sáu vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát biểu rằng động thái gây ra nguy cơ làm căng thẳng gia tăng “đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao để giải quyết các khác biệt.”
Ngay cuối tuần, Bắc Kinh trả đũa thông qua phát biểu rằng họ đã triệu Robert Wang, đại biện Mỹ, để thể hiện “thông điệp nghiêm trọng” về những bình luận của Oa-sinh-tơn.
Trương Côn Thịnh (Zhang Kungsheng), trợ lý bộ trưởng, đã nói Mỹ “đã gửi thông điệp sai lầm một cách nghiêm trọng và sẽ không giúp gì cho những nỗ lực của các bên liên quan để duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông hay tại Châu Á Thái Bình Dương.”
Căng thẳng tại Biển Đông đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc thiết lập khu vực hành chính mới cũng như đơn vị quân sự mới quản lý lãnh thổ đang có tranh chấp hồi tháng trước.
Tam Sa, tên của thành phố và đơn vị quân sự, làm gợi nhớ đến các tên gọi bằng tiếng Trung đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và bãi Trung Sa. Đơn vị đồn trú mới là một phần thuộc lực lượng quân sự của Quảng Châu và được đặt trên một hòn đảo thuộc Hoàng Sa nơi mà Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đã hiện diện.
Bắc Kinh chưa có thông báo về việc chuyển các lực lượng lính hay vũ khí mới tới khu vực này nhưng giới quân sự không làm rõ mục đích cũng như các vũ khí trang bị hiện có của đơn vị này.
Trung Quốc có yêu sách chủ quyền đối với các nhóm đảo vốn là đối tượng yêu sách toàn phần hay một phần của Việt Nam, Đài Loan, Phi-líp-pin, Bru-nây và Ma-lai-xi-a. Căng thẳng đã trở nên leo thang từ vài tháng gần đây sau những vụ việc liên quan giữa Trung Quốc với Phi-líp-pin, cũng như với Việt Nam.
Các tranh chấp hiện đang trở thành tâm điểm quan tâm của cộng đồng quốc tế, bởi lẽ gần một nửa thương mại tàu biển được lưu thông tại Biển Đông. Đặc biệt hiện nay quân đội Mỹ đang hướng sự quan tâm trở lại châu Á, bằng việc khuyến khích đồng minh lâu năm Phi-líp-pin cũng như đối thủ cũ Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích tại khu vực một cách quyết liệt hơn. Mỹ đang gây áp lực với các bên liên quan để giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán khu vực thay vì đàm phán song phương.
Thứ sáu vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang đã đưa ra tuyên bố đáp trả lại lời bình luận từ phía Mỹ, theo đó, nhắc lại luận điệu của Trung Quốc rằng Trung Quốc có chủ quyền tuyệt đối đối với biển và các đảo liên quan, và có quyền thành lập thành phố để quản lý khu vực này.
“Tại sao Mỹ lại lờ đi trước việc nhiều quốc gia mở các lô khai thác dầu khí, và ban hành nội luật một cách bất hợp pháp vi phạm đến các đảo và vùng biển của Trung Quốc?”. Ông Qin nói. “Tại sao Mỹ tránh nói về những đe dọa của tàu quân sự đối với ngư dân Trung Quốc từ một số nước và về những yêu sách vô lý về chủ quyền đối với các đảo của Trung Quốc?”.
Jia Qingguo, Phó trưởng khoa Nghiên cứu Quốc tế trường Đại học Bắc Kinh, phát biểu rằng tuyên bố của Mỹ cho thấy “sự bất công” khi đổ lỗi cho một mình Trung Quốc “trong khi đó vấn đề Biển Đông không chỉ liên quan đến Trung Quốc mà còn các bên khác.” Tuyên bố này không giúp giải quyết tranh chấp.
Cùng ngày đó, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã nói rằng các quốc gia tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (tiếng Trung-Diaoyu/ tiếng Nhật-Sensaku)-nơi mà cả Trung Quốc và Đài Loan cùng nêu yêu sách chủ quyền nhưng lại thuộc quyền quản lý của Nhật Bản-nên thương lượng giải quyết hòa bình, từ đó cho phép hợp tác để phát triển tài nguyên biển trong khu vực. Phía Đài Loan cũng cho biết các quần đảo đã được Nhật Bản chuyển nhượng sau Thế chiến lần thứ 2.
Theo Financial Times
Hương Lan (gt)
- Suy tính chiến lược của các nước lớn trong cuộc đọ sức ở Biển Đông[27/08/2012 00:00]
- Biển Đông: Vùng biển dữ của Châu Á[21/08/2012 07:12]
- "Thành phố Tam Sa" - Chiến lược xoay trục của Trung Quốc?[21/08/2012 07:09]
- Nhật Bản sẵn sàng đối phó với Trung Quốc tại Senkaku[17/08/2012 15:54]
- Biển Đông: Không chỉ là tự do hàng hải[17/08/2012 15:21]
- Tính toán của Trung Quốc tại Biển Đông[15/08/2012 06:00]
- Trung Quốc tăng cường đe dọa ở Biển Đông: Nguyên nhân và lựa chọn[15/08/2012 00:00]
- Trung Quốc: Kẻ bắt nạt ở Biển Đông[10/08/2012 14:33]
- Trung - Đài bất đồng lớn trong vấn đề Biển Đông[10/08/2012 11:02]
- Trung Quốc đang đánh mất hình ảnh ngoại giao?[07/08/2012 00:00]
- Tranh chấp Biển Đông: Cách thức để các quốc gia làm rõ các yêu sách vùng biển[02/08/2012 15:42]
- Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông[02/08/2012 10:50]
- Vượt ra ngoài Bản nguyên tắc 6 điểm: ASEAN cần làm gì tiếp?[02/08/2012 10:22]
- "Dạy cho Việt Nam một bài học" không phải là chính sách của Trung Quốc[01/08/2012 10:42]
- Lối thoát chiến lược cho ASEAN trong vấn đề Biển Đông[01/08/2012 09:26]
- Cần xoa dịu căng thẳng tại Biển Đông[01/08/2012 00:00]
- Thời cơ quân sự của Trung Quốc đã đến?[27/07/2012 17:38]
- ASEAN cần một cách thức mới để duy trì tiếng nói chung[26/07/2012 10:28]