Quan điểm thực sự của giới quân sự Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là gì? Ưu tiên sử dụng vũ lực hay ngoại giao? Trung Quốc đã không sử dụng hải quân để khẳng định chủ quyền trong các căng thẳng gần đây mà chú tâm vào sử dụng các cơ quan bán quân sự cho thấy sự thận trọng của Trung Quốc.
Vào đầu tháng 6, một bài báo trên New York Times đã trích dẫn cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA). Tuy nhiên, tờ báo đã không đề cập đến phần thú vị nhất của bài phỏng vấn. Phần này phản ánh chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, với trọng tâm là việc tránh quân sự hóa tranh chấp ở Biển Đông. Qua đoạn ghi hình ta có thể thấy rằng cuộc phỏng vấn mang tính chất ngẫu hứng. Một phóng viên đài Phượng Hoàng đã đi theo tướng Mã xuống hành lang tại một hội nghị ở Bắc Kinh. Tướng Mã đã trả lời câu hỏi của phóng viên mà không chuẩn bị trước. Mặc dù câu hỏi của phóng viên đã được lược bỏ, câu trả lời của tướng Mã được phỏng dịch như sau:
“Câu hỏi của bạn vô cùng nhạy cảm. Chúng tôi có khả năng để bảo vệ vùng biển của mình, tuy nhiên hiện tại chúng tôi vẫn chưa chuẩn bị để sử dụng vũ trang nhằm bảo vệ vùng biển của mình. Nếu như chúng tôi bắt buộc phải sử dụng vũ lực, đó sẽ là giải pháp cuối cùng. Hiện tại chúng tôi vẫn sử dụng những cuộc đối thoại song phương, các biện pháp ngoại giao và một số biện pháp dân sự để giải quyết xung đột. Đây là giải pháp tốt nhất.”
Câu trả lời của một trong những tướng hàng đầu của Trung Quốc đáng chú ý vì nhiều lý do. Vào giữa tháng 5, có nhiều tin đồn rằng lực lượng quân đội Trung Quốc ở quân khu Quảng Châu và Hạm đội Nam Hải đã được đặt trong tình trạng báo động trong suốt thời gian bế tắc ở bãi cạn Scarborough. Theo định nghĩa, tình trạng báo động bao gồm các hoạt động chuẩn bị để sử dụng vũ trang. Tuy nhiên câu trả lời phỏng vấn cho thấy những tin đồn trên là không đúng sự thật. Hơn nữa, câu trả lời của ông Mã cho thấy sự đồng thuận cao trong tầng lớp lãnh đạo của Đảng và quân đội Trung Quốc trong việc đề cao các biện pháp ngoại giao và tránh quân sự hóa tranh chấp ở Biển Đông. Trong cuộc gặp vào cuối tháng 5 với người đồng cấp Voltaire Gazmin, việc bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Lương Quang Liệt nhấn mạnh tầm quan trọng của biện pháp ngoại giao trong việc giải quyết bế tắc cũng cho thấy sự đồng thuận đó. Mặc dù thiếu tướng La Viện (Luo Yuan) kêu gọi Trung Quốc đáp trả mạnh mẽ hơn, Nhưng cả Mã Hiểu Thiên và Lương Quang Liệt lại thể hiện quan điểm khác.
Cuối cùng, câu trả lời của tướng Mã nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc đã không sử dụng hải quân để khẳng định chủ quyền của mình với các quốc gia khác trong những đợt căng thẳng gần đây nhất trong các năm 2007, 2009 và 2011. Thay vào đó, Trung Quốc sử dụng các biện pháp ngoại giao, tàu của các cơ quan chấp pháp biển dân sự khác nhau, đặc biệt là lực lượng Hải giám Trung Quốc, thuộc cục Hải Dương quốc gia và Lực lượng Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp. Việc Trung Quốc chú tâm vào sử dụng các cơ quan kiểm soát luật để duy trì sự hiện diện của mình ở các vùng tranh chấp cho thấy sự thận trọng của Trung Quốc nhằm tránh gia tăng căng thẳng trong vùng.
Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình. Tuy nhiên việc PLA ủng hộ các biện pháp ngoại giao và hạn chế gia tăng căng thẳng là một điều rất đáng chú ý.
M. Tay Fravel là Phó Giáo Sư ngành Khoa Học Chính Trị và là thành viên của Chương trình Nghiên cứu An ninh của Viện Công Nghệ Massachusetts.
Theo The Diplomat
Thu Trà (gt)
- Nga với vấn đề khai thác dầu khí ở thềm lục địa Bắc cực[19/07/2012 00:00]
- Giải quyết tranh chấp biển: Cách thức của Bangladesh – Myanmar[18/07/2012 00:00]
- Đã đến lúc chấm dứt sự mơ hồ chiến lược tại Biển Đông[12/07/2012 00:00]
- Biển Đông: Phép thử cho mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN[10/07/2012 00:00]
- Trung Quốc: Một thế lực biển mới trỗi dậy[09/07/2012 00:00]
- Bộ Quy tắc Ứng xử ASEAN có thể giúp Biển Đông tránh bão[06/07/2012 00:00]
- Biển Đông: Câu chuyện về cá[04/07/2012 00:00]
- Các quan điểm của chính giới Mỹ về việc tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển[28/06/2012 10:00]
- Tranh chấp bãi cạn Scarborough: Quả bom nổ chậm đang chờ Trung Quốc[28/06/2012 00:00]
- Chiến lược "xoay trục" đang hướng về Biển Đông?[19/06/2012 00:00]
- Bế tắc tại bãi cạn Scarborough[19/06/2012 00:00]
- Tại sao tranh chấp chủ quyền Trung-Phi không thể giải quyết?[15/06/2012 00:00]
- Mỹ - Trung: Tỷ số 1 - 0[12/06/2012 00:00]
- Manila đương đầu với gã khổng lồ Goliath[11/06/2012 19:52]
- Khó khăn của Trung Quốc trong giải quyết vấn đề Biển Đông[07/06/2012 00:00]
- Nhật Bản hỗ trợ nâng cao cơ sở hạ tầng an ninh hàng hải của ASEAN[06/06/2012 16:16]
- Vai trò của Scarborough đối với Mỹ[06/06/2012 00:00]
- Bãi cạn Scarborough: Điểm nóng đối đầu hay cơ hội cho hợp tác?[05/06/2012 14:48]