Bài viết tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thực tiễn về xây dựng lòng tin ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua trả lời các câu hỏi: Vì sao đặc điểm triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs) ở châu Á - Thái Bình Dương khác với CBMs truyền thống? Bài học kinh nghiệm rút ra từ triển khai CBMs ở khu vực là gì?
Tóm tắt
Các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs) ở châu Á - Thái Bình Dương xuất hiện vào giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, muộn hơn ở châu Âu, song không áp dụng nguyên xi mà phát triển theo hướng lỏng và linh hoạt hơn, ít chính trị - quân sự hơn. Nguyên nhân xuất phát từ các đặc thù về cấu trúc quyền lực, sự đa dạng về chủ thể, mối quan tâm, bản sắc tập thể và phương cách hành xử. Quá trình triển khai CBMs ở châu Á - Thái Bình Dương để lại một số bài học kinh nghiệm cho các nước ở khu vực tham khảo áp dụng.
Từ khóa: Lòng tin, CBMs ở châu Á - Thái Bình Dương, bài học kinh nghiệm.
Giới thiệu
Trung tâm quyền lực thế giới tiếp tục dịch chuyển về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác tăng lên nhưng cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt, nhất là cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn. Các điểm nóng ở khu vực như Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông, Hoa Đông… diễn biến ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ căng thẳng, xung đột có thể bùng nổ nếu không kiểm soát hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, các nước trong khu vực ngày càng có nhu cầu hợp tác để tranh thủ sự phát triển năng động về kinh tế khu vực, đồng thời vượt qua nghi ngờ, căng thẳng, quản lý tranh chấp, không để xảy ra xung đột ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực. Để đạt được mục tiêu này, các nước cần thiết phải triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs).
Bài viết sẽ tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thực tiễn về xây dựng lòng tin ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua trả lời các câu hỏi: Vì sao đặc điểm triển khai CBMs ở châu Á - Thái Bình Dương khác với CBMs truyền thống? Bài học kinh nghiệm rút ra từ triển khai CBMs ở khu vực là gì? Bài viết gồm ba phần. Phần một phân tích cơ sở lý thuyết về lòng tin. Phần hai tìm hiểu về quá trình ra đời và phát triển của các biện pháp xây dựng lòng tin, lý giải sự khác biệt về triển khai CBMs ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương so với CBMs truyền thống. Phần ba rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các nước khu vực trong việc áp dụng CBMs.
Lòng tin trong quan hệ quốc tế
Nghiên cứu lý thuyết về hành vi quốc gia trong xây dựng lòng tin xuất hiện từ thập kỷ 1950 và phát triển thành dòng nghiên cứu riêng với ba trường phái chính gồm: duy lý, kiến tạo và tâm lý. Các trường phái này phát triển lập luận về lòng tin dựa trên cơ sở các lý thuyết trò chơi, kế thừa và phản biện các giả định của các mảng lý thuyết quan hệ quốc tế chủ đạo như Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do và Chủ nghĩa Kiến tạo, đồng thời phản biện lẫn nhau để củng cố mạch lập luận riêng của mình.
….
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Phạm Duy Thực, NCS Tiến sĩ, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao. Bài viết được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại giao, số 1 (120), tháng 3/2020.
- Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung[29/11/2020 10:37]
- EU - Trung Quốc: Từ đối tác chiến lược thành đối thủ hệ thống[06/07/2020 10:57]
- Cách Mỹ thách thức Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình[06/07/2020 10:48]
- Cơ hội lớn của ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc[06/07/2020 10:24]
- Đằng sau sự thay đổi bất ngờ của Philippines về VFA với Mỹ[23/06/2020 15:59]
- Hiểm họa đối đầu Mỹ -Trung[22/06/2020 09:14]
- Quan điểm của Đông Nam Á về cuộc đối đầu Mỹ-Trung[08/06/2020 17:24]
- Covid 19 đẩy quan hệ Mỹ-Trung xuống đáy[08/06/2020 15:24]
- Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ[19/05/2020 00:09]
- Khả năng tồn tại của liên minh Mỹ-Philippines[09/05/2020 21:44]
- Những thách thức của quan hệ đối tác Nga-Trung[05/05/2020 16:05]
- Mỹ-Trung không nên đấu đá nhau trong bối cảnh đại dịch[16/04/2020 20:57]
- Sáng kiến cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc – ASEAN của Trung Quốc và phản ứng hai chiều từ ASEAN[13/04/2020 17:29]
- Dịch COVID-19 tác động đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc[20/03/2020 17:00]
- Trung Quốc-Hy vọng và lo sợ của Đông Nam Á[20/03/2020 15:54]