Trang Christian Science Monitor ngày 3/6 đăng bài “Why the South China Sea is turning more turbulent” của Simon Montlake. Theo nhận định của tác giả, sự kình địch quân sự giữa Trung Quốc với Mỹ có thể là nguyên nhân của những hành động hiếu chiến gần đây của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
Căng thẳng lại gia tăng sau một năm Mỹ nhảy vào cuộc tranh chấp một số hòn đảo nhỏ có tiềm năng về dầu khí tại Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng nhỏ hơn tại khu vực.
Từ tháng 3/2011, Việt Nam và Philíppin đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động hiếu chiến tại những khu vực tranh chấp. Các chuyên gia quân sự nói rằng, việc Trung Quốc duy trì tăng cường quân sự giúp hải quân nước này có thêm sức mạnh tại khu vực vốn chịu sự thống trị của Hải quân Mỹ. Trước khi tham dự hội nghị an ninh tại Xinh-ga-po, Bộ Trưởng Quốc Phòng Gates ngày 3/6 phát biểu với phóng viên rằng: “Chúng tôi không cố kiềm chế Trung Quốc”.
Tuy vậy, trước khi xảy ra những căng thẳng gần đây, các nhà phân tích nói rằng cách cư xử của Trung Quốc đã bắt đầu giảm nhẹ và nước này sử dụng các nỗ lực ngoại giao nhằm lấy lòng các nước láng giềng. Trung Quốc bắt đầu có thái độ trên sau khi Ngoại Trưởng Clinton sử dụng diễn đàn an ninh khu vực tại Việt Nam để nêu lên lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực Biển Đông và đề nghị làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Theo một nhà ngoại giao Mỹ đồng thời cũng là một chuyên gia về Trung Quốc, đề nghị trên đã không được đón nhận và sự can thiệp của Mỹ khiến Trung Quốc điều chỉnh lập trường của mình theo hướng thực dụng và hợp tác hơn, vốn được nước này từng làm từ những năm 1990. Là một cường quốc quân sự đang nổi lên, Trung Quốc muốn tránh xu hướng thân Mỹ tại khu vực.
Các nước khu vực đã đạt được một tiến bộ nhỏ trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền tại các vùng chồng lấn thuộc 2 chuỗi đảo qua việc ký kết tuyên bố về quy tắc ứng xử giữa ASEAN với Trung Quốc năm 2002 như một cách nhằm giảm bớt căng thẳng. Tuy vậy, các cuộc đàm phán sau đó nhằm đưa ra các quy định bị đổ vỡ trong lúc có một số chỉ trích rằng ASEAN quá bị chia rẽ để có thể hành động. Theo các nhà ngoại giao châu Á, Trung Quốc cố tách các nước yếu hơn ra và ngăn chặn một lập trường chung, kiên định về Biển Đông. Năm 2010, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng sẽ khó giải quyết hơn nếu quốc tế hóa vấn đề này.
Bộ Trưởng Ngoại Giao In-đô-nê-xia, nước Chủ tịch ASEAN, nói nước này muốn có Bộ quy tắc ứng xử (COC) vào cuối năm 2011 nhằm giải quyết vấn đề mà ông coi như mối đe dọa thực sự đối với khu vực. Ông cũng thừa nhận rằng nếu trì hoãn thêm nữa sẽ là dấu hiệu của sự thất bại.
Đa số các chuyên gia đều đánh giá sự phức tạp của tranh chấp này sẽ khiến khó có một giải pháp nhanh chóng mà dường như đó sẽ là một điểm nóng tiềm tàng khi các nước vẫn đang tìm kiếm nguồn dầu và khí tại đây.
Vào hôm 30/5, Việt Nam nói tàu tuần tra Trung Quốc đã cắt cáp ngầm của tàu PetroVietnam đang hoạt động ở khu vực cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Cả 2 nước đều tuyên bố vùng biển này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Theo ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, một số tàu Trung Quốc trước đây đã từng ngăn cản các tàu khảo sát của Việt Nam, tuy nhiên mức độ không nghiêm trọng và công khai như lần này. Ông cũng ghi nhận việc Mỹ tuyên bố lợi ích chiến lược tại khu vực Biển Đông đã phần nào khiến lập trường của Việt Nam và các nước ASEAN trở nên rõ ràng hơn... và khiến mọi thứ trở nên minh bạch hơn.
Một chuyên gia Indonesia ngờ rằng trong ASEAN đang có sự tranh giành ảnh hưởng giữa các siêu cường. Mặc dù Mỹ tuyên bố trung lập trong các tranh chấp tại Biển Đông nhưng các chuyên gia cho rằng khó mà tách bạch giữa các căng thẳng về tranh chấp chủ quyền với sự kình địch quân sự Trung - Mỹ.
Phát biểu năm 2010 của Ngoại Trưởng Clinton chỉ diễn ra vài tháng sau khi tàu tuần tra Trung Quốc đụng độ với tàu trinh sát của Hải quân Mỹ tại khu vực gần với căn cứ tàu ngầm của Trung Quocó thuộc đảo Hải Nam. Trung Quốc nói tàu này đang do thám trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
Trong quá khứ, Philíppin và Việt Nam đã từng tiến hành các cuộc khảo sát với Trung Quốc tại một số vùng phụ cận các hòn đảo tranh chấp. Tuy nhiên các cuộc khảo sát này không dẫn tới bất cứ một thỏa thuận khai thác chung nào. Theo một chuyên gia an ninh hàng hải thuộc đại học Nanyang (Xinh-ga-po), Trung Quốc không có lý do gì để xúc tiến cùng khai thác các giếng dầu này. Họ có khả năng chơi một cuộc chơi dài lâu.
Theo Csmonitor
Hương Trà (gt)
- ASEAN và tranh chấp Biển Đông[05/09/2011 13:57]
- Tuyên bố Hà Nội của Clinton về Biển Đông: Khởi nguồn chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ? [31/08/2011 16:58]
- Đánh giá hiệu quả các khuôn khổ và cơ chế về an ninh biển trên Biển Đông hiện nay[31/08/2011 00:00]
- Vai trò của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông[30/08/2011 00:00]
- Triển vọng trong tương lai và các hàm ý chiến lược (phần cuối)[26/07/2011 07:00]
- Ngoại giao ống dẫn dầu của Trung Quốc: Mối đe dọa của những xung đột cường độ thấp[28/06/2011 09:40]
- Yếu điểm của năng lực giám sát trên biển của Trung Quốc[28/06/2011 09:29]
- Những sự việc căng thẳng trên Biển Đông gần đây: Đã đến lúc cần Bộ quy tắc ứng xử?[27/06/2011 12:57]
- Đối tượng tranh chấp trên Biển Đông: đảo hay đá?[10/06/2011 00:00]
- Nguy cơ nhiều vụ va chạm liên quan đến dầu khí tại Biển Đông[03/06/2011 10:47]
- Bất đồng giữa Trung Quốc và Philíppin trong vấn đề Biển Đông[02/06/2011 10:24]
- Liệu Trung Quốc có thể tôn trọng luật biển?[31/05/2011 16:51]
- Lực lượng Tuần duyên và Hải quân Trung Quốc - Con rồng thứ sáu hùng mạnh nhất?[18/05/2011 22:04]
- Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương – Hai trong năm con rồng của Trung Quốc.[16/05/2011 17:20]
- Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông: Sự khởi đầu suôn sẻ[10/05/2011 15:09]
- Con rồng thứ ba: Cơ quan Ngư Chính Trung Quốc[05/05/2011 10:48]
- Con rồng thứ hai: Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc[27/04/2011 17:52]
- Con rồng thứ nhất: Lực lượng Cảnh sát biển của Trung Quốc[24/04/2011 00:00]