Chỉ mục bài viết |
---|
Robert D. Kaplan, Chiến lược hai đại dương của Trung Quốc |
Page 2 |
Page 3 |
Page 4 |
Tất cả các trang |
“Thực ra, còn quá ư là vội vàng để cho rằng Trung Quốc đang thâu tóm sức mạnh hải quân như là phương tiện nhằm đạt được ngôi vị bá quyền khu vực hoặc có lẽ là cả thế giới. Các đế chế thường không đạt được một cách có chủ đích. Hơn nữa, khi các quốc gia trở nên mạnh hơn, họ có các nhu cầu gia tăng cũng như – một cách phản trực giác - một loạt các bất ổn an ninh mới dẫn đến các quốc gia này phải bành trướng một cách có hệ thống.”
Hồi tưởng lại, có lẽ nỗ lực của quân đội Hoa Kỳ giai đoạn từ tháng 12/2004 đến tháng 01/2005 ở ngoài khơi bờ biển Sumatra nhằm cứu trợ các nạn nhân của cơn sóng thần Ấn Độ Dương được xem là một trong những đỉnh điểm của sức mạnh hải quân Hoa Kỳ ở Châu Á. Hình ảnh các hàng không mẫu hạm và các đơn vị can thiệp tiền phương (expeditionary strike groups), cùng với các tàu tuần dương, khu trục hạm và khu trục hạm loại nhỏ - trực thăng kéo các thân tàu trong các cuộc tuần du đối bờ, và sự tham gia của các nhân viên cứu hộ và quân y – tạo nên hơi hướng mới về sức mạnh thống trị và đạo đức, hai yếu tố rất hiếm khi hòa hợp nhau. Trong khi mục tiêu của Chiến dịch Cứu trợ Thống nhất (Operation Unified Assistance) là nhân đạo, những kỹ năng được sử dụng – như việc triệu tập trên diện rộng các tàu chiến và máy bay vượt hàng trăm hải lý với “tốc độ tối đa” chỉ sau một thời gian báo động ngắn – đều là những kỹ năng cần có cho chiến tranh. Thông điệp thực sự đằng sau những nỗ lực cứu trợ chính là: Hãy coi chừng sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ!
Tuy nhiên, xu hướng đang ẩn giấu sau những cảnh tượng đơn thuần đó là sự mất dần Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương vốn được xem thực sự là những “cái hồ” quân sự của Mỹ sau hơn sáu mươi năm gần như thống trị hoàn toàn. Theo các nhà phân tích an ninh của nhóm chính sách tư nhân có tên là Dự báo chiến lược (Strategic Forecasting), tiếp tục một vài năm nữa người Mỹ sẽ không còn là người viện trợ chính ở mức độ giống như trước đây cho các thảm họa ở các cùng biển Đông Nam Á. Trong các trường hợp khẩn tiếp theo, tàu của chúng ta sẽ cùng phân chia các vùng biển (và cả vinh quang) với các “chiến hạm lớn” của Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và có thể là cả Trung Quốc. Điều này xảy ra cùng lúc với việc sản xuất và trang bị tàu ngầm của Trung Quốc nhanh gấp vài lần của Mỹ. Thực ra, Trung Quốc đang trong quá trình xây dựng và trang bị tàu chiến, điều sẽ giúp Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa vào một lúc nào đó trong thập niên tới sẽ sở hữu nhiều tàu chiến hơn Hải quân Hoa Kỳ. Số lượng chỉ nói lên một phần nhỏ của câu chuyện. Tuy nhiên chúng thực sự có ý nghĩa quan trọng.
Một điều không thể phủ nhận được là trong những thập niên gần đây, Hải quân Hoa Kỳ đang dần dần biến mất. Giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ có 6 700 tàu chiến. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ chỉ còn 600 tàu chiến.
“Thực ra, còn quá ư là vội vàng để cho rằng Trung Quốc đang thâu tóm sức mạnh hải quân như là phương tiện nhằm đạt được ngôi vị bá quyền khu vực hoặc có lẽ là cả thế giới. Các đế chế thường không đạt được một cách có chủ đích. Hơn nữa, khi các quốc gia trở nên mạnh hơn, họ có các nhu cầu gia tăng cũng như – một cách phản trực giác - một loạt các bất ổn an ninh mới dẫn đến các quốc gia này phải bành trướng một cách có hệ thống.”
Vào những năm 1990, sau sự sụp đổ của Bức tường
Điều này không có nghĩa là Mỹ sẽ nhượng lại ưu thế ở các vùng biển ở Châu Á trong một tương lại gần. Tất cả những số liệu được đưa ra đều cho thấy những xu hướng chuyển dịch khá chậm, nhưng theo hướng ngược lại. Nhưng điều này càng chứng tỏ rằng, bảy thập kỷ trôi qua sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, những cường quốc hải quân khác – bao gồm các thế lực trong khu vực cũng như những nhân tố phi quốc gia như cướp biển – cuối cùng cũng đang bắt đầu có vị trí nhất định trong bức tranh tổng thể. Vị trí đơn cực của Mỹ ở các đại dương trên thế giới bắt đầu biến mất. Điều này xảy ra do Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh có thể được xem là cân sức nhất của Mỹ trong thế kỷ 21 – đang ngày càng chuyển tiềm lực kinh tế của mình thành sức mạnh trên biển.
Có một điểm đã được nhắc lại thường xuyên và ngay đầu bài viết này đó là việc trỗi dậy của nền quân sự Trung Quốc không có gì là không chính đáng. Sự nổi lên của Trung Quốc có thể được so sánh một cách công bằng với sự trỗi dậy của Mỹ sau khi chúng ta củng cố quyền lực trên đất liền sau cuộc Nội Chiến và ổn định vùng Tây Mỹ, với đỉnh cao là việc xây dựng Kênh đào
Thực ra, còn quá ư là vội vàng để cho rằng Trung Quốc đang thâu tóm sức mạnh hải quân như là phương tiện nhằm đạt được ngôi vị bá quyền khu vực hoặc có lẽ là cả thế giới. Các đế chế thường không đạt được một cách có chủ đích. Hơn nữa, khi các quốc gia trở nên mạnh hơn, họ có các nhu cầu gia tăng cũng như – một cách phản trực giác - một loạt các bất ổn an ninh mới dẫn đến các quốc gia này phải bành trướng một cách có hệ thống.
Hơn nữa, Trung Quốc không phải là
Tuy nhiên, một viễn cảnh có thể xảy ra hơn là một điều gì đó có sắc thái hơn: chúng ta sẽ cạnh tranh với Trung Quốc ngay cả khi chúng ta đang hợp tác với họ. Sự cạnh tranh giữa Mỹ - Trung Quốc trong tương lai có thể mang lại một nghĩa mới cho từ “tinh tế” (“subtlety”), đặc biệt trong các cơ chế ngoại giao và kinh tế. Tuy nhiên mối quan hệ này cũng có những khía cạnh gai góc riêng, và một trong số đó có lẽ là nơi mà hải quân hai nước tương tác với nhau.
Trong khi quá trình chế tạo thêm tàu của Mỹ được xem như là thất bại, và Mỹ đang nỗ lực để duy trì Hải quân ở số lượng hiện có khi đang phải đối mặt với tỷ lệ tăng trưởng GDP là 0% - trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cơn Đại Khủng hoảng trở lại đây – ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hai chữ số kể từ hai thập kỷ trở lại đây, ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn tăng trưởng hơn 8% vào năm 2009 bất chấp những tác động tiêu cực của cơn khủng hoảng toàn cầu. Kho vũ khí dưới biển của Trung Quốc bao gồm các tàu ngầm tấn công tên lửa được điều khiển chạy bằng động cơ diesel hệ 12 kilo (12 Kilo-class diesel-electric guided-missile attack submarines), được trang bị ngư lôi loại wake-homing; các tàu ngầm hệ 13 Song, tương đương với hệ kilo; hai tàu ngầm tấn công hạt nhân hệ Shanang, và một tàu ngầm hạt nhân chống tên lửa đạn đạo hệ Jinin, và thêm ba tàu nữa đang được xây dựng.
Rõ ràng rằng, số lượng trên không thể so sánh được với 74 tàu ngầm chống tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công hạt nhân đang hoạt động của Hải Quân Mỹ. Mỹ tự hào với 11 trong tổng số 21 tàu hàng không mẫu hạm trên thế giới; Trung Quốc không có tàu nào (nhưng đang triển khai xây dựng một hoặc hai tàu). Những thống kê như thế sẽ vẫn tiếp diễn. Nhưng con số không thể nói hết được toàn bộ câu chuyện: thay vào đó, câu chuyện là về những xu hướng tiềm tàng, những khả năng bất cân xứng và sự kết hợp sáng tạo của sức mạnh lãnh thổ, kinh tế và hải quân nhằm tạo ra phạm vi ảnh hưởng trên toàn Châu Á.
“Trong khi Iraq cho người Mỹ thấy mặt bất xứng về khoa học kỹ thuật lạc hậu và thô sơ với những loại bom vỉa hè, người Trung Quốc, với việc phát triển các chương trình vũ trụ và tên lửa, sẽ cho người Mỹ thấy một mặt bất xứng khác về khoa học kỹ thuật phát triển cao và tinh vi thông qua nghệ thuật làm nản lòng và từ chối tiếp cận.”
Trung Quốc đang đuổi kịp, chậm nhưng cũng đủ nhanh để cảnh báo Mỹ rằng giai đoạn thống trị của Mỹ không phải là mãi mãi. Trong khi Iraq cho người Mỹ thấy mặt bất xứng về khoa học kỹ thuật lạc hậu và thô sơ với những loại bom vỉa hè, người Trung Quốc, với việc phát triển các chương trình vũ trụ và tên lửa, sẽ cho người Mỹ thấy một mặt bất xứng khác về khoa học kỹ thuật phát triển cao và tinh vi thông qua nghệ thuật làm nản lòng và từ chối tiếp cận, khiến cho việc di chuyển các đơn vị xung kích hàng không mẫu hạm của chúng ta đến gần với khu vực đất liền Châu Á bất kỳ khi nào và bất kỳ nơi đâu mà chúng ta muốn trở nên rủi ro hơn trong tương lai. Cuối cùng, chính vị trí địa lý trung tâm của Trung Quốc ở Châu Á cùng với hải quân đang ngày càng lớn mạnh và sức mạnh kinh tế đang đâm chồi nảy lộc của nước này sẽ là nguyên nhân làm cho Mỹ tiếp tục mất đi tầm ảnh hưởng ở khu vực này.
“Trong khi các quốc gia-thành phố duyên hải và các đảo quốc lớn nhỏ theo đuổi sức mạnh trên biển như là một điều tất yếu, một quốc gia lục địa và mang đặc điểm của đảo xét về mặt lịch sử như Trung Quốc làm như vậy một phần như là để phô trương: dấu hiệu của một cường quốc đang lên. Bằng việc tiến ra biển trên diện rộng như đã từng làm, Trung Quốc chứng minh được sự thống trị của mình trên đất liền ở trung tâm của Châu Á.”