Một trong những thách thức chiến lược đối với chính quyền Trump là khẳng định tầm nhìn về chiến lược tổng thể về biển ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đây sẽ là sự mở rộng của chiến lược kiềm chế hành động trên biển của Trung Quốc.
Chính quyền Trump đang cân nhắc các điểm mấu chốt định hình chính sách đối ngoại ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm đối phó với việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Mặc dù trong chiến dịch tranh cử ông Trump nhấn mạnh sẽ buộc các đồng minh phải chia sẻ gánh nặng quân sự, tuy nhiên trên thực tế ít có khả năng ông Trump sẽ làm vậy vì mạng lưới đồng minh đã đáp ứng rất tốt các lợi ích thương mại và an ninh cho nước Mỹ. Hệ thống đồng minh được xây dựng theo chiến lược tổng thể về “cân bằng quyền lực”, trong đó nhấn mạnh mục tiêu kiềm chế sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương và rộng lớn hơn là khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Do đó nhiều khả năng chính quyền mới sẽ tiếp tục chiến lược này dù có thể có vài điều chỉnh.
Trong quá khứ, chiến lược ngăn chặn từng được áp dụng để ngăn ngừa Liên Xô kết nối với các trung tâm kinh tế của thế giới, qua đó chạy đua và duy trì sự vượt trội của Mỹ cả về kinh tế và khoa học. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh và Liên Xô tan rã, nước Mỹ chưa hình thành được một chiến lược tổng thể phù hợp với tình hình mới. Công thức cũ với Liên Xô không thể áp dụng với Trung Quốc do mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế. Cách tiếp cận với Trung Quốc hiện nay coi trọng vai trò kinh tế chính trị của Trung Quốc trong trật tự thương mại quốc tế tự do phục vụ lợi ích lâu dài của Mỹ chưa được coi là mang tính chiến lược và đã từ lâu Mỹ cần phải có đối sách nhất quán hơn trước sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Khái niệm “Ấn Độ - Thái Bình Dương” (Indo-Pacific) là khu vực bao trùm từ Ấn Độ Dương và khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả các vùng biển ở Đông Á và Đông Nam Á. Khả năng kinh tế, quân sự, năng lực hạt nhân, tên lửa đạn đạo và cách hành xử của Trung Quốc đã bắt đầu thách thức sự thống trị của Mỹ tại khu vực, chủ nghĩa bành trướng đe dọa lãnh thổ của Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. Do đó, việc Mỹ quan tâm nhiều hơn và củng cố các lợi ích cũng như năng lực tại khu vực là tối quan trọng để duy trì sự cân bằng quyền lực. Mỹ vẫn duy trì các hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines để trấn an các đồng minh. Tuy nhiên, nếu Mỹ có cách tiếp cận đối đầu hơn với Trung Quốc thì sẽ dẫn đến mất cân bằng chiến lược, dẫn đến ảnh hưởng hưởng lan tỏa trong cả khu vực. Do đó Mỹ cần tránh những hành động khiêu khích cũng như tạo ấn tượng các liên minh là nhằm chống Trung Quốc.
Chính quyền Obama đã thực hiện chiến lược tái cân bằng nhằm tập trung nhiều sức mạnh và nguồn lực hơn cho khu vực; có các chính sách đồng bộ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để phục vụ lợi ích lâu dài của Mỹ; đồng thời có chiến lược tăng cường ảnh hưởng của Mỹ thông qua kinh tế, ngoại giao, nhân quyền và hiện diện quân sự. Thể hiện rõ nhất là sự ủng hộ và gắn kết nhiều hơn với ASEAN như gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), thành lập phái đoàn ASEAN tại Jakarta, tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược với ASEAN. Hiện chưa thể khẳng định chính quyền mới có tiếp tục các cam kết đó không.
Một trong những thách thức chiến lược đối với chính quyền Trump là khẳng định tầm nhìn về chiến lược tổng thể về biển ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đây sẽ là một sự mở rộng của chiến lược kiềm chế hoạt động trên biển của Trung Quốc. Điều này chỉ có thể thực hiện khi Washington đảm bảo các cam kết với các đồng minh khu vực như Nhật Bản, Hàn quốc, Singapore, Philippines, Úc cũng như với các đối tác mới như Ấn Độ./.
Tác giả là nhà nghiên cứu Balaji Chandramohan thuộc Viện nghiên cứu Future Direction International. Bài viết đăng trên “Future directions”.
Nhật Linh (gt)
- Donald Trump: Những gì chúng ta biết sau một năm[25/01/2018 09:25]
- Siêu cường Mỹ sẽ sụp đổ?[16/01/2018 00:00]
- Những giới hạn ngoại giao của Tổng thống Donald Trump[15/01/2018 15:31]
- Chiến lược an ninh quốc gia của Donald Trump không phải là một chiến lược[27/12/2017 17:18]
- Mỹ và đối tác có thể kiềm chế sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc như thế nào?[08/12/2017 15:14]
- Tại sao không thể ngừng chính sách đối ngoại của Donald Trump?[09/08/2017 15:29]
- "Sáng kiến Ổn định châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ[31/05/2017 15:36]
- Dự đoán 100 ngày tiếp theo của Tổng thống Donald Trump[09/05/2017 16:19]
- Chính sách châu Á của Mỹ sau 100 ngày cầm quyền của Donald Trump[05/05/2017 16:45]
- Viện trợ nước ngoài là một phần của chính sách "nước Mỹ trên hết"[28/04/2017 19:34]
- Những thay đổi trong chiến lược “Xoay trục châu Á - Thái Bình Dương” của Mỹ trong thời gian tới và cách ứng phó của Việt Nam[20/04/2017 15:24]
- Donald Trump với “bài kiểm tra” về ASEAN[18/04/2017 09:33]
- Mỹ cần một chiến lược “can dự và kiềm chế” đối với Trung Quốc[13/04/2017 10:26]
- Ông Donald Trump cần có một chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương[05/04/2017 10:01]
- Chính sách ngoại giao của tân Tổng thống Mỹ đối với châu Á[24/03/2017 14:27]
- Viện trợ nước ngoài - Công cụ bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ[20/03/2017 19:10]
- Lý do quân đội Mỹ cần cải cách[16/03/2017 12:35]
- Triết lý kinh tế của Tổng thống Donald Trump[16/03/2017 11:07]