Cuốn sách do nhà báo tự do và nghiên cứu viên cao cấp của Viện Mỹ-Châu Á tại Washington James Borton chủ biên đã được xuất bản tháng 5/2017. Cuốn sách tập trung phân tích ba nội dung chính: (i) quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế; (ii) tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; (iii) Phán quyết của Toà trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Đọc tiếp...Tác giả Robert Haddick đã sử dụng 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về xu hướng an ninh ở châu Á để phân tích sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và chiến lược ứng phó của Mỹ và chỉ ra rằng chiến lược của Mỹ hiện không hiệu quả và có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột tại khu vực.
Đọc tiếp...Trong cuốn sách, giáo sư Graham Allison đã phân tích quan hệ Mỹ-Trung Quốc hiện nay từ góc độ “bẫy Thucydides”. Từ góc độ phân tích này, Graham Allison khẳng định nếu không có gì thay đổi thì Trung Quốc và Mỹ sẽ xảy ra chiến tranh; tương lai này chỉ có thể tránh được nếu Mỹ và Trung Quốc có những thay đổi chiến lược.
Đọc tiếp...Cuốn sách do hai học giả C. J. Jenner và Trần Trường Thủy hiệu đính và do Nhà xuất bản Đại học Cambridge xuâ là một trong những công trình xuất bản mới nhất, cập nhật nhất về tranh chấp ở Biển Đông với sự đóng góp của nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực. Nội dung cuốn sách bao hàm về tầm quan trọng của Biển Đông, lợi ích của các quốc gia, các vấn đề về luật pháp, quân sự, cạnh tranh giữa các nước, đánh bắt cá và những đề xuất hợp tác khu vực.
Đọc tiếp...Ngày 20/8/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố Chiến lược an ninh biển Châu Á – Thái Bình Dương thể hiện nỗ lực nhằm tăng cường địa vị của Mỹ và quyết tâm của nước này trong việc ngăn chặn các hành động làm thay đổi nguyên trạng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Đọc tiếp...Cuốn sách phân tích nét đặc thù góp phần hình thành phong cách của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những nhận xét về tác động và ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài tới hành vi ứng xử của Trung Quốc trong từng hoàn cảnh cụ thể, những khó khăn, thách thức mà nước này đang phải đối mặt trong thời gian tới.
Đọc tiếp...Công cuộc tìm kiếm tài nguyên của Trung Quốc, dù mới chỉ ở bước đầu, nhưng đã có những ảnh hưởng nhất định không chỉ tới bức tranh kinh tế thế giới mà còn cả tới các vấn đề an ninh, chính trị toàn cầu.
Đọc tiếp...Cuốn sách của Robert Kaplan đề cập đến một trong những chủ đề đang được các học giả thế giới quan tâm nhất trong thời gian gần đây: chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc trong so sánh với học thuyết cường quốc biển của Alfred Mahan và học thuyết Monroe của Mỹ từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Đọc tiếp...Người dân Trung Quốc có ủng hộ những hành động cứng rắn, cương quyết, áp đặt của chính phủ nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông hay không? Các quyết sách của chính phủ Trung Quốc có thực sự bị ảnh hưởng bởi công luận hay không?
Đọc tiếp...Là những nhà phân tích và hoạch định chính sách tương đối giàu kinh nghiệm, sâu sát với tình hình quan hệ Mỹ-Trung, James Steinberg và Michael O’Hanlon đã đưa ra một góc nhìn tương đối tổng quát về mặt chiến lược và cung cấp nhiều khuyến nghị cụ thể, mang tính thực thi cao cho việc triển khai mối quan hệ hợp tác Mỹ-Trung trong thế kỷ 21.
Đọc tiếp...Lối hành xử mâu thuẫn của Trung Quốc chủ yếu do những chủ thể an ninh biển luôn tìm cách thúc đẩy các giới hạn cho phép, lợi dụng những chỉ đạo rất rộng của trung ương về việc bảo vệ quyền lợi biển, để lồng ghép vào đó các nghị trình hành động riêng. Đọc tiếp...
Trong số ít những vấn đề đau đầu của thế giới hiện nay, tham vọng tìm kiếm bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông cần được đưa lên hàng đầu cùng với biến đổi khí hậu, thánh chiến hồi giáo và virus Ebola. Đây là một vấn đề vô cùng nan giải song nó đã trở thành thuốc thử quan trọng cho việc liệu trật tự quốc tế có thể dung hòa lợi ích của một “Trung Quốc đang trỗi dậy” hay không.
Đọc tiếp...